Bậc Lương A2 2

Bậc Lương A2 2

Tiếng anh A2 là bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Bảng quy đổi bằng A2 tiếng anh với các chứng chỉ tiếng anh quốc tế

Trình độ A2 tương đương với chứng chỉ A tiếng anh cũ, theo hướng dẫn quy đổi của Bộ GD&ĐT tại quyết định 66/2008/QĐ-BGDĐT do Bộ giáo dục ban hành về quy đổi trình độ tiếng anh. Dưới đây là tổng hợp các bảng quy đổi trình độ tiếng anh A2 với các chứng chỉ tiếng anh quốc tế phổ biến nhất hiện nay.

Bảng quy đổi tương đương bằng tiếng Anh A2 với các chứng chỉ khác

Ngoài chứng chỉ TOEIC và IELTS còn có rất nhiều chứng chỉ ngoại ngữ phổ biến và thông dụng như: chứng chỉ của hiệp hội các tổ chức khảo thí ngôn ngữ châu Âu (ALTE), Chứng chỉ của Hội đồng khảo thí địa phương của Đại học Cambridge (ALTE), Chứng chỉ của Viện khảo thí về giáo dục của Mỹ (TOEFL).

Dưới đây là bảng so sánh trình độ A2 tương đương với các loại chứng chỉ khác.

Bằng tiếng Anh A2 là trình độ sơ cấp, nên khi quy đổi với các chứng chỉ tiếng anh quốc tế thì mức điểm số sẽ không cao. Tuy nhiên tại Việt Nam chứng chỉ tiếng anh A2 được áp dụng làm điều kiện đầu vào khi xin việc, thăng chức, nâng lương… Là điều kiện tốt nghiệp đối với sinh viên các trường cao đẳng đại học…thế nên văn bằng A2 vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.

Trên đây là những thông tin về tiếng anh A2 là bậc mấy và bằng A2 tương đương TOEIC, IELTS bao nhiêu? Hy vọng bài viết đã giải đáp tất cả thắc mắc của mọi người.

Chứng chỉ tiếng anh A2 có thời hạn bao lâu?

Tôi đã làm việc trong lĩnh vực Vstep tại Việt Nam được hơn 5 năm với tư cách là Giảng viên Ngôn ngữ Thứ hai Tiếng Anh và Cố vấn học thuật Vstep. Kinh nghiệm của tôi là đào tạo học sinh trung học, sinh viên và người sau đại học. Tôi hiện là người quản lý trực tiếp cho các giáo viên Vstep và hỗ trợ họ phát triển chuyên môn thông qua các cuộc họp, hội thảo, quan sát và đào tạo thường xuyên.

Tôi có kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng, giáo dục, viết học thuật và ngôn ngữ học. Tôi có bằng Cử nhân Ngôn ngữ và Ngôn ngữ học 2:1 của Đại học Leeds và chứng chỉ TEFL 120 giờ.

Triết lý của tôi là mọi người ở mọi công việc trong cuộc sống đều phải có cơ hội tiếp cận bình đẳng với nền giáo dục chất lượng cao. Tôi đặc biệt đam mê giáo dục nhu cầu đặc biệt và quyền mà trẻ/người lớn có nhu cầu đặc biệt được hỗ trợ chính xác và công bằng trong suốt sự nghiệp giáo dục của họ.

Trong thời gian rảnh rỗi, tôi thích đọc sách, viết lách và khiêu vũ. Tôi rất nhiệt tình với việc học của chính mình cũng như của người khác, và mong muốn được tiếp tục học tập và một ngày nào đó sẽ tiếp tục việc học của mình thông qua bằng cấp sau đại học.

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xếp Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, thi chức danh nghề nghiệp, tuyển dụng giáo viên hiện nay đều phải có chứng chỉ Ngoại ngữ từ A2 trở lên.

Đồng thời, Bộ cũng đã quy định về những trường đại học đủ yêu cầu, điều kiện tổ chức thi và cấp chứng ngoại ngữ trên cả nước.Vậy nên, mỗi trường đại học được phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ đang chiếm lĩnh một địa bàn rất rộng lớn.

Vì thế, họ liên kết với nhiều trung tâm ngoại ngữ, nhiều trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề của các huyện, các tỉnh để mở lớp “luyện thi” với một cái giá cắt cổ mà nhiều khi có được những chứng chỉ này thì giáo viên phải mất khoảng 2 tháng lương cho khoảng 100 tiết học trong vòng hơn 3 tuần.

Đây là bảng báo giá  "luyện thi" của một  Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và Dạy nghề

liên kết với Đại học Cần Thơ (Ảnh: Thanh An)

Theo thông báo số 538/QLCL-QLVBCC của Cục quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) ngày 20 tháng 05 năm 2019 thì cả nước có 8 trường đại học được phép tổ chức thi và cấp chứng ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Các trường đại học này gồm: Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế;

Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học sư phạm Hà Nội; Trường Đại học Hà Nội; Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Cần Thơ.

Tuy nhiên, có phải thực tế các giảng viên của các trường đại học này có đào tạo, luyện thi để cấp chứng chỉ cho các học viên ở các tỉnh lân cận hay không?

Chỉ nhìn qua, chúng ta chúng thấy rõ một điều là các trường đại học không thể đủ giảng viên để phân công đi giảng dạy tại nhiều tỉnh, thành trong khu vực mà nhà trường mở lớp.

Bởi, một lẽ rất đơn giản là các trường này đều là trường đại học công lập, khi tuyển và sử dụng giảng viên của trường thì người ta cũng chỉ tuyển theo cơ cấu đào tạo của mỗi trường.

Việc điều giảng viên đi đến các tỉnh khác cũng chỉ là mang tính “tượng trưng”, còn lại đa phần vẫn là giáo viên của các trung tâm sở tại và giáo viên của các trường đại học, cao đẳng ở địa phương được thuê mướn, hợp đồng, hoặc liên kết đào tạo với nhau.

Chẳng hạn như khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay có 14 tỉnh, thành và theo quy định của Bộ Giáo dục thì chỉ mỗi trường Đại học Cần Thơ là đủ điều kiện tổ chức thi và cấp phép chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Cứ cho là một vài tỉnh lân cận thành phố Hồ Chí Minh thì họ học ở trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng vẫn còn hàng chục tỉnh thành thì một mình trường đại học Cần Thơ làm sao cáng đáng xuể.

Thế nhưng, lâu này trường Đại học Cần Thơ vẫn liên tục liên kết chiêu sinh ở các tỉnh lân cận. Lúc đầu là ở các thành phố của các tỉnh nhưng bây giờ là đến các huyện xa trung tâm với hình thức đào tạo liên kết.

Vậy, họ liên kết với đối tác nào? Họ liên kết với các trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề mở lớp “luyện thi” để tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ.

Có điều, các thông báo chiêu sinh đều gửi qua email của các Phòng Giáo dục về từng trường. Vậy, đối tượng mà họ nhắm đến vẫn đang là giáo viên các nhà trường ở địa phương.

Khi nhà trường thông báo cho giáo viên, thế là nhiều giáo viên đăng ký "luyện thi" bởi nhiều thầy cô quan niệm trước sau gì cũng phải có chứng chỉ này nên thà có trước vẫn hơn có sau.

Có điều, nói học, nói luyện thi cho nó oai chứ đa số giáo viên bỏ lâu ngày, thậm chí là chưa từng học tiếng Anh thì “luyện thi” nỗi gì?

Trong đầu gần như không có chữ nào về tiếng Anh mà theo lịch là 100 tiết dạy để thi lấy chứng chỉ A2, B1? Nhưng, 100 tiết/ 25 buổi chỉ mới là kế hoạch còn thực tế thì làm sao mà mỗi buổi học được đầy đủ 4 tiết.

Vậy mà đa phần những người “luyện thi” đều thi đậu và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ?

Có điều, học phí cho mỗi khóa luyện thi như thế này có giá cắt cổ. Giá "luyện thi” chứng chỉ A2 là 5 triệu, chứng chỉ B1 là 5, 5 triệu đồng. Như vậy, mỗi buổi học 4 tiết có giá thấp nhất là 200 000 đồng.

Ngoài ra lệ phí thi được niêm yết giá là 2 triệu đồng. Đó là chưa nói đến tài liệu, tiền đi lại, tiền đến trường Đại học Cần Thơ để “thi” nữa.

Một điều mà chúng tôi thấy rất đáng suy nghĩ là đào tạo tại địa phương khác nhưng khi thi thì đa phần tổ chức ở Đại học Cần Thơ. Có nghĩa là giáo viên tốn kém thêm một số tiền đi lại nữa.

Nhưng, "cái hay" là thi tại trường được Bộ cho phép đào tạo và đó là trường cấp chứng chỉ cho người học thì đương nhiên đó là chứng chỉ “xịn” theo đúng quy định của ngành!

Rõ ràng, với cách quy định giáo viên phải có chứng chỉ A2, B1 như hiện nay, với quy định 8 trường đại học đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đang làm lợi cho một số trường đại học, một số trung tâm ngoại ngữ, trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề.

Giáo viên phải bỏ ra từ 7 triệu đến 7, 5 triệu tiền luyện thi và lệ phí thi để có chứng chỉ A2, B1 tương đương với 2 tháng lương giáo viên bậc 2 nhưng thực chất  là bỏ tiền “mua” chứng chỉ.

Chứ chừng ấy thời gian, chất lượng đầu vào như vậy, cách tổ chức luyện thi và thi như hiện nay thì giáo viên sẽ có được chữ tiếng Anh nào trong đầu? Thế nhưng, không có các loại chứng chỉ này thì chắc là trong tương lai sẽ gặp nhiều phiền toái.

Nỗi khổ của giáo viên, nỗi bất cập của việc dạy và cấp chứng chỉ của các trường đại học đang tồn tại rất nhiều bất cập, không biết lãnh đạo Bộ có biết hay không?