Bạn có biết rằng Top 10 Mặt Hàng Xuất Khẩu “Vàng” Của Việt Nam Năm 2024 không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam? Tại sao những mặt hàng này lại trở thành “vàng” trong mắt các nhà đầu tư và thương nhân quốc tế? Hãy cùng HL Shipping tìm hiểu chi tiết về những sản phẩm này và khám phá những cơ hội tiềm năng mà chúng mang lại cho doanh nghiệp của bạn!
Xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam: Thách thức và Lợi thế
Ngành xuất khẩu của Việt Nam đã chứng kiến nhiều tín hiệu tích cực trong những năm gần đây, đặc biệt là ngành giày dép. Đây là một phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều thách thức trước những biến động trên thị trường quốc tế.
Xem thêm: Xuất khẩu gạo sang Indonesia tăng mạnh, đạt hơn 700.000 tấn trong nửa đầu năm.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn từ việc Mỹ áp thuế lên thép, nhôm và cá da trơn. Đồng thời, những thỏa thuận thương mại như hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU chưa thông qua, và Trung Quốc tăng yêu cầu về thông tin nguồn gốc nông sản, cũng làm khó ngành xuất khẩu.
Đứng trước những thách thức này, việc linh hoạt và thích ứng nhanh với thị trường là điều thiết yếu. Các doanh nghiệp cần học cách giảm thiểu rủi ro để đảm bảo hoạt động kinh doanh bền vững.
Mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đóng vai trò chủ lực đối với nền kinh tế quốc gia. Tính đến quý III/2021, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện đang tăng trưởng tích cực, bất chấp vấn đề thiếu nguồn cung cấp tại Châu Âu. Cụ thể, tổng trị giá đạt được 4,8 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
Tại quốc gia thành viên như Hà Lan, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử cùng với linh kiện các loại đã gia tăng đáng kể (1,2 tỷ USD, tăng 187 lần so với cùng kỳ năm 2020, chỉ 6,6 triệu USD). Trong khi đó, ở Slovakia đạt 764,5 triệu USD, tăng 47,2% và cộng hòa Séc đạt 131 triệu USD, tăng 109,3%.
Bình quân trong năm 2021, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng hơn 20%
Thực trạng nông sản xuất khẩu của Việt Nam
Nông nghiệp từ lâu đã là thế mạnh của Việt Nam – một cường quốc tự hào với nền nông nghiệp lâu đài và bền vững. Từ 2009 đến nay, giá trị xuất khẩu nông sản của đất nước ta luôn ở mức cao. Đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và GDP của nước ta.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng từ 16,5 tỷ USD năm 2008 lên 32,1 tỷ USD năm 2016 (tăng trưởng 8,7%/năm).
Trong số đó, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chạy nhất và có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là:
Có thể bạn quan tâm Tăng năng suất nhờ hệ thống nông nghiệp thông minh
Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
Trong năm 2022, mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác có kim ngạch xuất khẩu đạt 45,72%, tăng 19,3% so với năm 2021. Đây là mặt hàng dự đoán sẽ trở thành mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Trong một vài năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng này vượt bậc. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đạt 38,35 tỷ USD, đã tăng 41% so với năm 2020.
Sáu nhóm hàng hơn 1 tỷ USD sang Mỹ, máy móc phụ tùng dẫn đầu
Quý I, có có 6 nhóm hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt kim ngạch từ 1 USD trở lên. Dẫn đầu là, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với 3,98 tỷ USD; tiếp đến là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,55 tỷ USD; dệt may với 3,04 tỷ USD, điện thoại và linh kiện đạt 2,34 tỷ USD; giày dép 1,42 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ gần 1,4 tỷ USD.
Chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Mỹ trong quý I đạt hơn 3 tỷ USD, giảm hơn 400 triệu USD, tương đương khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 598,7 triệu USD; tiếp theo là đậu tương với 230,4 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với 186,8 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu đạt 184,8 triệu USD; hóa chất đạt 163,6 triệu USD…
Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt-Mỹ trong quý I đạt 23,8 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu hơn 17,7 tỷ USD.
Source (13/4/2023): https://baodautu.vn/sau-nhom-hang-hon-1--ty-usd-sang-my-may-moc-phu-tung-dan-dau-d187555.html
Một trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cần nhắc đến đó chính là nhóm hàng dệt may. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của nó đạt 37,5%, tăng 14,5% so với năm 2021. Đây là mức tăng trưởng được đánh giá ổn định so với những năm trước đó. Năm 2021 tăng 9,8% so với năm 2020 (đạt 32,74 tỷ USD).
Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm dệt may truyền thống, vải, xơ sợi, phụ kiện dệt may. Bên cạnh đó còn có những hàng may mặc thông thường khác như áo len, đồ lót, đồ bảo hộ…
Với tốc độ tăng trưởng ổn định và tập trung phát triển các lợi thế cạnh tranh, nhóm hàng này dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong tương lai.
Về thị trường, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc đang là 3 thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn hàng dệt may Việt Nam tính đến hết tháng 2 năm 2023, chiếm 65,89% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra các nước.
Nhóm hàng giày dép là một trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm 2022, tăng trưởng 34,8% so với năm 2021. Với tổng kim ngạch đạt 23,93 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam rộng lớn, lên đến hơn 150 quốc gia. Thị trường chiếm tỷ trọng cao bao gồm Trung Quốc, Nhật bản, Mỹ, EU và Anh.
Đầu năm 2023 kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt trên 2,76 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu giày dép trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt trên 2,76 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng tháng 2/2023 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 1,39 tỷ USD, tăng nhẹ 1,9% so với tháng 1/2023 và tăng 3,6% so với tháng 2/2022.
Trong số rất nhiều thị trường xuất khẩu giày dép, thì Mỹ đạt kim ngạch lớn nhất 889,58 riệu USD, chiếm 32,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, giảm 34,8% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng tháng 2/2023 đạt 450,59 triệu USD, tăng 2,6% so với tháng 1/2023 nhưng giảm 19,8% so với tháng 2/2022.
Thị trường Trung Quốc đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt trên 285,73 triệu USD, chiếm 10,3%, tăng 13,2%; Riêng tháng 2/2023 đạt 158,83 triệu USD, tăng 25,1% so với tháng 1/2023 và tăng mạnh 38,5% so với tháng 2/2022; Tiếp sau đó là thị trường Nhật Bản chiếm 7,2% trong tổng kim ngạch, đạt 198,15 triệu USD, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Source (3/4/2023): https://doanhnghiephoinhap.vn/dau-nam-2023-kim-ngach-xuat-khau-giay-dep-dat-tren-2-76-ty-usd.html
Trong nhiều năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2021 và 2022, nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ có tỷ lệ xuất khẩu tăng trưởng ổn định, mang về doanh thu lớn cho nhiều doanh nghiệp, góp phần tích cực vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 15,86%, tăng 7,2% so với năm 2021. Trong khi đó, năm 2021 có kim ngạch đạt 14,81 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2020. Với con số này, nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ 2 năm liên tiếp đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng các mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD của Việt Nam.
Theo thông cáo báo chí của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam vừa công bố cho hay, sau nhiều năm liên tục tăng trưởng nhanh, trong 5 tháng đầu năm 2023 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,7 tỷ USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2022.