Xu Hướng Của Thị Trường Lao Động Việt Nam

Xu Hướng Của Thị Trường Lao Động Việt Nam

Tìm hiểu thông tin về tuyển dụng một nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ qua báo chí, người thân, Internet. Viết báo cáo: tên nghề, số lượng tuyển dụng, yêu cầu đối với người được tuyển dụng, vị trí việc làm, tiền lương.

Chi phí để đi XKLĐ Hungary là bao nhiêu?

Thông tin tiếp theo mà bạn cần biết là đi Hungary hết bao nhiêu tiền. Bởi dù Hungary được đánh giá là thị trường tiềm năng nhưng nếu không đủ điều kiện tài chính, bạn cũng khó có thể đến nước này làm việc. Nhưng chi phí đi xuất khẩu lao động Hungary là bao nhiêu?.

Theo thông báo của cơ quan chức năng, chi phí này bao gồm tiền dịch vụ, tiền chuẩn bị hồ sơ xin việc, lệ phí xin visa, tiền khám sức khỏe theo yêu cầu của đơn hàng và một số khoản chi nhỏ khác. Trong đó, khoản tiền dịch vụ được quy định là không vượt quá 1 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng cho đơn hàng làm 12 tháng. Còn với đơn hàng làm mà 36 tháng trở lên thì tiền dịch vụ không được vượt quá 3 tháng (mức lương cơ bản của người lao động phổ thông Việt Nam tại Hungary là từ 660 đến 1.000 USD/ tháng).

Như vậy, tiền dịch vụ mà người đến Hungary làm việc cần bỏ ra là từ 16 triệu VNĐ trở lên. Nếu cộng thêm các chi phí khác, tổng chi phí XKLĐ Hungary sẽ tốn khoảng 80-100 triệu đồng. Tuy nhiên, là thị trường Châu Âu vì thế người lao động khi tham gia XKLĐ Hungary thường phải bỏ ra một khoản tiền cọc chống trốn. Nhìn chung, mức chi phí này được đánh giá là không quá cao nên sẽ đem đến cơ hội rất lớn cho công dân Việt Nam muốn ra nước ngoài làm việc.

Bài viết đã chia sẻ từ a đến z tất cả các thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Hungary. Ngoài những thông tin trong bài, nếu còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào, bạn có thể chủ động liên hệ với chúng tôi theo số hotile: 0844288228 hoặc số di động 0987490716 để được tư vấn, hỗ trợ.

Với đội ngũ chuyên gia giỏi, am hiểu về thị trường Hungary, chúng tôi cam kết sẽ đem đến cho bạn những thông tin mới, chuẩn xác nhất. Sẽ tư vấn tận tình để bạn xác định thị trường này có phải là lựa chọn phù hợp cho bản thân hay không.

⇒ Tham khảo thêm một số thị trường XKLĐ được người lao động quan tâm và lựa chọn đông đảo thời gian gần đây:

Tự động hoá trong sản xuất sẽ làm thay đổi hình thức giao kết trong lao động và việc đẩy mạnh các chính sách cho lao động phi chính thức sẽ là xu hướng của năm 2022

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi đáng kể nhiều loại hình công việc trong suốt 2 năm bùng dịch. Theo các chuyên gia và các tổ chức nghiên cứu thị trường lao động, dưới tác động của đại dịch, dự báo các xu hướng công việc trong năm 2022 tiếp tục có những thay đổi đáng kể.

TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu đời sống xã hội nhận định doanh nghiệp đang có xu hướng hoặc đầu tư máy móc tự động hóa để dần thay thế con người hoặc tuyển dụng và trả lương người lao động theo sản phẩm, không nhất thiết phải theo mô hình ký giao kết hợp đồng lao động.

Xu hướng này được mở rộng và là tất yếu trong thời gian tới vì doanh nghiệp ngày càng muốn tối ưu hóa hoạt động sản xuất dịch vụ, trong khi đó, bối cảnh dịch Covid-19 là một "chất xúc tác" khiến xu hướng này đi nhanh hơn. Hơn nữa người lao động có tay nghề ngày càng có xu hướng làm việc từ xa, làm nhiều việc khác nhau chứ không nhất thiết phải làm một công việc duy nhất.

Sinh viên trường ĐH Nguyễn Tất Thành tìm việc làm trong ngày hội việc làm

Lao động giản đơn sẽ yếu thế Xu hướng trả lương mới quy trách nhiệm cho người lao động, đồng thời, có khả năng biến thành "cuộc đua tranh" về sản phẩm, rất dễ đào thải những lao động lớn tuổi, lao động giản đơn.

Lao động giản đơn (lao động không đòi hỏi phải đào tạo về chuyên môn) không có nhiều lựa chọn và có thể bị ép vào cuộc chơi này, làm nhiều hơn để có tiền sống.

Về quan hệ lao động, thời gian ban đầu, có thể sẽ diễn ra nhiều xung đột giữa người lao động và doanh nghiệp, dễ thấy gần đây nhất là những vụ công nhân ngừng việc tập thể liên quan thay đổi hình thức trả lương.

Xu hướng "phi chính thức" gia tăng Những đô thị lớn như TP HCM sẽ chứng kiến việc số lượng lao động phi chính thức (tức làm việc không có giao kết hợp đồng lao động) gia tăng. Nguyên do tương tự nêu trên, xuất phát từ hai phía doanh nghiệp và người lao động. Doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi nhuận hơn, còn người lao động ngày càng thích tự chủ, linh hoạt (có thể làm nhiều việc), ít áp lực...

Lao động trên các nền tảng công nghệ có thể trở nên chính thức Tuy nhiên, hướng ngược lại, lao động trên nền tảng công nghệ số như tài xế xe công nghệ, người làm việc thông qua các ứng dụng công nghệ kết nối rất có thể chuyển sang hướng chính thức. Bởi lẽ, rất nhiều tài xế coi đây là một ngành nghề chính thức, nên trong tương lai, có thể có nhiều thay đổi, bổ sung liên quan đến "danh phận" của nhóm này trong vận động chính sách.

Tài xế xe công nghệ có thể sẽ được trở thành người làm việc có giao ước hợp đồng lao động

Chi phí tiêu dùng sẽ tăng cao nếu thiếu lao động phi chính thức Lao động di cư trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán được kỳ vọng sẽ tăng đáng kể để khoả lấp những thiếu hụt lao động do lao động về quê tránh dịch. Trong trường hợp lao động di cư trở lại dè dặt, chi phí tiêu dùng sẽ bị đẩy lên vì thị trường thiếu lao động phi chính thức, khan hiếm lao động chân tay.

Đơn cử, nếu một công ty cần vận chuyển thông thường sẽ thuê mướn lao động phi chính thức để có giá rẻ hơn, tuy nhiên nếu thiếu vắng nhóm này, họ buộc phải thuê nhân công khác/đơn vị khác và gia tăng chi phí tiêu dùng sản phẩm. Trước đây, thị trường tiêu dùng tương đối bình ổn vì có sự tham gia đông đảo của lao động phi chính thức.

Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm Với xu hướng làm việc từ xa, một số ngành nghề thu hẹp và được máy móc thay thế, nhất là đối với khối văn phòng, hành chính, kế toán... Đồng thời, với khối văn phòng, đòi hỏi nhân viên đều phải sử dụng nền tảng số để xử lý công việc.

Xu hướng này, cùng với việc con người ngày càng tương tác trên không gian mạng nhiều hơn, cũng là cơ hội, kích thích ngành nghề sáng tạo, kỹ năng gắn với công nghệ, tư duy sáng tạo, các kỹ năng mềm về "visual" (trực quan) như thiết kế, marketing... Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi mức độ, thời gian làm việc chính xác và trách nhiệm cao hơn...

Một số lĩnh vực hiện hữu như xuất bản sẽ có xu hướng "độc đáo" hóa, làm ra các sản phẩm xa xỉ, hàng chất lượng, "handmade" nhiều hơn.

Trong khối ngành nông nghiệp, có thể thấy nhiều hơn mô hình nông nghiệp gắn liền với nghỉ dưỡng, có cung cấp dịch vụ thụ hưởng cho những người khác.

Hội chữ thập đỏ TP Thủ Đức tặng nhu yếu phẩm cho lao động tự do

Hiểu rõ lao động di cư Gói hỗ trợ Covid-19 khẩn cấp thời gian qua khi thực hiện cho thấy nhiều lúng túng, đồng thời nó cũng cho ra những bài học kinh nghiệm về cách thức tổ chức. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất vẫn là phải hiểu lao động di cư. Theo TS Nguyễn Đức Lộc, lao động di cư thường âm thầm làm việc, có hướng né tránh những gì gọi là "chính thức". Họ dễ bị tổn thương nhiều mặt, chỉ còn lại tên mình, nhưng ví dụ như khai báo tên, làm thẻ ngân hàng..., họ vẫn sợ bị lừa, gặp phiền phức... Nhà nước cần thực hành cho lao động di cư, để họ an tâm, tránh những lúng túng bị lặp lại. Các chính sách đưa ra cần hiểu sâu về lao động di cư, bằng không sẽ khó "gặp gỡ" nhau.

Hệ thống an sinh xã hội cho lao động phi chính thức Việc xây dựng một hệ thống quỹ an sinh xã hội dành cho lao động phi chính thức là giải pháp được thực hiện trong thời gian tới, để họ có thể tham gia vào, giảm rủi ro như thiên tai, dịch bệnh... Tuy nhiên, mô hình này còn gặp nhiều thách thức, bởi người lao động chân tay, thu nhập rất ít nên họ có xu hướng không muốn chi những khoản tiền này, mà thay vào đó sẽ phụ thuộc vào an sinh xã hội tự nhiên như trong gia đình, con cái sẽ lo cho bố mẹ...

Người lao động xem thông tin doanh nghiệp tuyển dụng ở Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore

Bước tiến làm việc từ xa Khi công việc phân tán nhiều hơn về mặt địa lý, người quản lý ít có cái nhìn rõ hơn về những gì nhân viên đang làm. Điều này dẫn đến việc xếp hạng hiệu suất không chính xác và có khả năng thiên vị dựa theo nơi nhân viên làm việc hơn là hiệu suất của họ.

Cuộc khảo sát của Gartner HR mới đây với gần 3.000 quản lý cho thấy 64% quản lý và giám đốc điều hành tin rằng nhân viên làm việc tại văn phòng đạt hiệu suất cao hơn nhân viên làm việc từ xa. 76% tin rằng nhân viên làm việc tại văn phòng có khả năng được thăng chức cao hơn.

Trong tương lai, các công cụ tương tự mà nhân viên đang dùng để làm việc sẽ được sử dụng trong việc đánh giá những đóng góp của nhân viên. Ví dụ, trong các cuộc họp trực tuyến, công nghệ mới có thể nhắc quản lý quan tâm tới những người không tích cực trong cuộc họp như những người khác. Chúng sẽ khiến người tham gia điều chỉnh lại các loại tương tác cần thiết.

Top những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất:

Tìm việc làm tại Vsip 1 Thuận An Bình Dương | Việc làm trả lương theo ngày tại Cần Thơ | Tìm việc làm 8 tiếng tại Hà Nội

(HNM) - Nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam - VietnamWorks vừa có báo cáo mới nhất về tình hình tuyển dụng lao động trên thị trường lao động thời gian gần đây. Theo đó, nhu cầu về nhân lực của các nhà tuyển dụng trong tháng 7 đã giảm 12% so với trước đó.

Điều đó cho thấy, người lao động (NLĐ) đang phải đối mặt với những khó khăn về việc làm và đặc biệt sẽ gay gắt hơn khi từ ngày 1-10, doanh nghiệp phải áp dụng mức lương tối thiểu mới.Theo báo cáo của VietnamWorks, nhu cầu nhân lực trực tuyến tháng 7 tiếp tục giảm 12% so với tháng 6. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực một số ngành nghề vẫn tăng như chứng khoán (30%), thực phẩm/đồ uống (25%), bán lẻ/bán sỉ (20%) và ngân hàng (18%). Theo các chuyên gia của VietnamWorks, thị trường nhân lực trong một vài tháng tới được dự báo sẽ tiếp tục có chiều hướng cung lớn hơn cầu bởi theo xu hướng hằng năm, nhu cầu tuyển dụng sẽ giảm và nguồn cung cho thị trường sẽ dồi dào hơn khi lực lượng sinh viên mới ra trường tham gia thị trường lao động.Xét theo vùng, khoảng cách giữa nhu cầu nhân lực trực tuyến của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong tháng 7 đã rút ngắn chỉ còn 6% so với 10% của tháng trước. Riêng Hà Nội vẫn là địa phương có nhu cầu nhân lực trực tuyến cao nhất cả nước. Nhu cầu tìm việc của NLĐ khu vực Hà Nội đang lớn hơn so với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Phiên giao dịch việc làm ngày 20-8 vừa qua có hơn 3.000 người tham gia nhưng nhu cầu tuyển dụng của 71 doanh nghiệp, đơn vị tham gia phiên giao dịch chỉ có tổng số chỉ tiêu tuyển dụng gần 1.600 vị trí. Theo các chuyên gia về lao động, sở dĩ các nhà tuyển dụng luôn có nhu cầu tuyển dụng cao là do thị trường lao động đang có nhiều biến động. NLĐ luôn có xu hướng chuyển việc, nghỉ việc do lương thấp. Mặt khác, nhiều địa phương đang phát triển, thu hút đầu tư khiến NLĐ tìm kiếm việc làm mới gần nhà để giảm bớt những chi phí sinh hoạt. Ông Nguyễn Quang Thành, Trưởng phòng Thị trường lao động, Trung tâm Giới thiệu việc làm, Sở LĐ-TB&XH đánh giá, hiện nay, các DN sản xuất vẫn khó tiếp cận nguồn vốn, do vậy trong những tháng gần đây xu hướng tuyển dụng của lĩnh vực sản xuất giảm mạnh và lĩnh vực thương mại, dịch vụ tăng mạnh. Một bộ phận NLĐ có xu hướng thích làm việc tự do và thường xuyên chuyển việc làm nên mặc dù liên tục bổ sung nhân lực nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông. Thực tế, số lao động thất nghiệp, mất việc làm tăng song rất nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu lao động do không tuyển được lao động cùng ngành nghề. Cũng theo phân tích của Phòng Thông tin thị trường lao động (Trung tâm Giới thiệu việc làm), sắp tới tỷ lệ NLĐ thất nghiệp sẽ gia tăng do một số công ty đang có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất và hoạt động cầm chừng do lãi suất vay ngân hàng vẫn cao. Bên cạnh đó, do việc dịch chuyển một số doanh nghiệp có nhiều lao động ra các tỉnh lân cận và khu vực ngoại thành, sẽ có sự sàng lọc NLĐ vì yêu cầu chuyên môn hóa cao. Rõ ràng, lực lượng lao động có nhiều song các nhà tuyển dụng vẫn khó tuyển người đang trở thành bài toán chưa có lời giải đối với cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề lao động trong việc đào tạo nghề, tạo việc làm và phát triển thị trường lao động lành mạnh.

Trước khi đề cập về ngành nghề nào đang “hot” hiện nay, chúng ta cùng tìm hiểu qua xu hướng thị trường lao động.

Sự bùng nổ của các ứng dụng công nghệ số, thiết bị thông minh và xu hướng ứng dụng robot vào sản xuất ngày càng là định hướng phát triển thời gian tới của của nhiều doanh nghiệp. Điều đó cho thấy thị trường lao động Việt Nam đang sẽ phải đối mặt với thiếu việc làm hoặc tỷ lệ thất nghiệp tăng vì chúng ta có quy mô dân số lớn nhưng chất lượng lao động lại chưa cao.

Sự dịch chuyển trong kinh tế cũng sẽ đem lại sự khác biệt và thay đổi to lớn đối với xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ở tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam. Tương lai gần, nguồn lao động dồi dào giá rẻ sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài như trước đây. Theo phân tích của Ngân hàng Thế giới, số lượng việc làm mới được tạo ra từ quá trình chuyển đổi số sẽ nhiều hơn gấp 7 lần so với số việc làm bị mất đi. Các vị trí việc làm chủ yếu trong các ngành dịch vụ và lĩnh vực sản xuất. Theo tình hình này, thị trường lao động nước ta sẽ cần những giải pháp toàn diện từ tất cả các bên liên quan để hướng tới nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nắm bắt được xu hướng chung của thị trường lao động, Đại học Đông Á đã có những điều chỉnh trong chương trình đào tạo các nhóm ngành của trường để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của thị trường ngày càng khó tính như hiện nay.

Xu hướng nghề nghiệp là một vòng tuần hoàn, không ngừng thay đổi và phát triển để đáp ứng nhu cầu của xu hướng toàn cầu hóa. Một ngành hiện tại đang “hot” nhưng nó có thể biến mất trong tương lai và ngược lại. Theo báo cáo của Bộ Lao động thì xu hướng nghề nghiệp ở Việt Nam đến năm 2025 thì các nghề ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo sẽ bùng nổ mạnh. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự ra đời của máy móc hiện đại, robot tự động hóa,… sẽ giảm số lượng lao động thủ công.

Vậy việc làm nào đang là xu hướng của tương lai? Ngành nghề nào vừa phù hợp với bạn vừa không bị lệch khỏi xu hướng chung của thị trường lao động? Cùng Đại học Đông Á tìm hiểu ngay nhé!

Với một nền công nghiệp 4.0, đây là một ngành hot mà giới trẻ hiện nay quan tâm, tất cả các công ty đều có nhu cầu nhân sự cho bộ phận này.

Công nghệ thông tin là lĩnh vực rộng lớn và đang phát triển nhanh, bạn có thể tìm kiếm được vô vàn cơ hội việc làm, như: phát triển trang web, phân tích hệ thống, quản lý thông tin, chuyên gia phần mềm, phần cứng máy tính, bảo trì…

Thị trường luôn khát nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng. Chính vì thế, trong 10 – 15 năm sắp tới, CNTT sẽ vẫn là ngành hot đối với không chỉ các em sinh viên, mà còn cả người đi làm – những người muốn tìm kiếm cơ hội mới, khác với chuyên ngành mình từng theo học trên ghế giảng đường.

Hơn thế nữa, đối với một trong những ngành nghề đang trở thành xu hướng nghề nghiệp năm 2025 ở Việt Nam thì ngành Công nghệ thông tin cũng là một ngành có mức lương khá ổn. Những bạn sinh viên mới ra trường có thể có mức lương lao động trên 10 triệu đồng và những bạn lành nghề có kinh nghiệm làm việc có thể đạt mức lương lên tới 50 triệu đồng.

Xét về cơ hội việc làm, khối sức khỏe được xem là nhóm ngành có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất so với các ngành khác, bởi xã hội càng phát triển thì nhu cầu được chăm sóc sức khỏe càng được chú trọng hơn.

Ngoài ra, Y Dược xưa nay luôn được xem là một trong những nghề cao quý được xã hội coi trọng bởi vì đặc thù của ngành này là chữa bệnh cứu người, chính vì vậy những người làm việc trong lĩnh vực Y Dược rất được đề cao và xem trọng.

Nếu bạn thực sự có đam mê cũng như là cảm thấy bản thân mình phù hợp với ngành nghề này thì đừng ngại thử sức đăng ký xét tuyển để có được cơ hội học tập ngành điều dưỡng, dược tại Đại học Đông Á. Nhóm ngành Y-Dược là một điểm sáng cho các bạn trẻ lựa chọn con đường tương lai cho mình.

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người rằng nhóm ngành giáo dục sẽ bị bão hòa trong thời gian tới thì ngành giáo dục ngành mầm non, giáo dục tiểu học lại đứng đầu danh sách xu hướng nghề nghiệp năm 2025 của Việt Nam. Khi xã hội ngày càng đề cao sự chăm sóc, giáo dục cho các mầm non tương lai thì kéo theo đó là nhu cầu tuyển dụng ngành này cũng được mở rộng.

Trong những năm gần đây, giáo dục mầm non, tiểu học ngày càng được Bộ GD&ĐT quan tâm phát triển. Do vậy, thu nhập từ ngành giáo viên theo đó mà tăng lên và đang trở thành một trong các ngành  được nhiều bạn trẻ lựa chọn.

Cùng với xu hướng phát triển chung của thời đại thông tin, sự ra đời của các công ty về tiếp thị, truyền thông, tin tức… đã mở thêm nhu cầu tuyển dụng cho nhóm ngành truyền thông.

Đây hiện đang là ngành thu hút rất nhiều bạn trẻ do môi trường làm việc chuyên nghiệp, mức lương hấp dẫn, cơ hội việc làm rộng mở. Trong sự phát triển bùng nổ của truyền thông như hiện nay thì vai trò của ngành này càng lên ngôi. Tất cả các doanh nghiệp đều đánh giá vai trò của bộ phân Marketing – truyền thông là vô cùng quan trọng trong việc PR và quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Đây là lý do mà ngành này đang khát nhân lực. Theo đánh giá thu nhập của ngành này luôn nằm trong top đầu của những việc làm lương cao nhất hiện nay.

Vị trí việc làm của nhóm ngành này khá đa dạng như: PR, sáng tạo nội dung, tổ chức sự kiện, báo chí, truyền hình, lên ý tưởng kịch bản, content…

Với mức lương trung bình khá cao từ 7 - 12 triệu đồng tùy theo vị trí và công việc đang là tâm điểm thu hút các bạn trẻ năng động thích sáng tạo.

Chọn học ngành Marketing hoặc Truyền thông đa phương tiện

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, vì vậy ngành phiên dịch là cái tên cần được nhắc đến khi tìm hiểu xu hướng nghề nghiệp tương lai tại Việt Nam.

Nền kinh tế đang tâp trung đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài thì vai trò của phiên dịch viên là không thể thiếu và có nhu cầu tuyển dụng lớn hiện nay: Ngôn ngữ anh, ngôn ngữ trung., ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn..

Với sự dịch chuyển của nền kinh tế, lấy công nghiệp-dịch vụ làm trọng tâm phát triển thì vai trò của ngành công nghiệp ô tô là vô cùng lớn, đây là cơ hội mở ra cho các kỹ sư công nghệ ô tô tương lai. Ngành hot - lương cao.

Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong ba quốc gia hứa hẹn tăng trưởng ở châu Á. Bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Việt Nam có điểm nhấn ở nhiều lĩnh vực trong đó có xây dựng. Có thể dễ dàng nhận thấy, ở Việt Nam những công trình kiến trúc mang tầm cỡ quốc tế ra đời ngày càng nhiều. Đầu tư cơ sở hạ tầng là việc làm bức thiết và được chú trọng hàng đầu. Vì thế, nhu cầu tìm kỹ sư xây dựng, kỹ sư công trình, kiến trúc sư cũng tăng lên. Tuy là ngành vất vả, nhiều áp lực, nhưng luôn được nhiều bạn trẻ lựa chọn vì thu nhập hấp dẫn và cơ hội thăng tiến cao.

Năm 2023, Trường Đại học Đông Á thực hiện đồng thời 03 phương thức tuyển sinh gồm: xét tuyển theo kết quả thi TN THPT, xét tuyển theo học bạ THPT và xét tuyển thẳng cho tất cả các ngành đào tạo trình độ đại học chính quy. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến TẠI ĐÂY.

Xem thêm về thông tin tuyển sinh (đang cập nhật)

Tìm hiểu thểm các ngành TẠI ĐÂY..