Người lao động nghe phổ biến thông tin trước khi đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN
Top 10 nước XKLĐ có mức lương cao nhất hiện nay
Những nước xuất khẩu lao động lương cao, chi phí rẻ
Để trả lời cho câu hỏi xuất khẩu lao động nước nào lương cao thì mình xin được gửi đến các bạn danh sách sau
Xuất khẩu lao động nước nào lương cao: Canada
Canada là quốc gia nằm ở vị trí thứ 8 trên thế giới có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao. Với nền kinh tế phát triển đa lĩnh vực và sự đa dạng ngành nghề, người lao động có thể lựa chọn bất kỳ công việc nào với mức lương cao. Đây chính là lý do Canada thu hút hàng nghìn người lao động đến làm việc mỗi năm.
Khác với các nước Mỹ, Nhật, Hàn, điều kiện để xuất khẩu lao động Canada khá dễ dàng. Người lao động chỉ cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Ngoài những điều kiện trên nhà tuyển dụng sẽ đưa thêm các yêu cầu khác để phù hợp với vị trí công việc. Đối với người lao động phổ thông sẽ được đào tạo nghề và vượt qua kỳ thi kiểm định tay nghề. Đối với người lao động trình độ cao phải có thêm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương với công việc ứng tuyển.
Người lao động tại Canada làm việc 8h/ ngày với mức lương tối thiểu là 12 CAD/giờ. Như vậy thu nhập trung bình một tháng của người lao động xuất khẩu Canada khoảng 2.304 CAD tương đương với 40 triệu đồng, chưa tính tăng ca, thưởng…
Biết tiếng Anh nên đi xuất khẩu nước nào? Canada. Mức thu nhập cao hay thấp phụ thuộc vào ngành nghề, vị trí công việc, trình độ chuyên môn và các chế độ làm việc như tăng lương, thưởng, phụ cấp lương hưu. Với người lao động trình độ cao có thể nhận được 50.000 – 100.000 CAD/ năm tương đương với 800 triệu – 1 tỷ 600 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí sinh hoạt, bạn vẫn có thể tiết kiệm được 500 – 700 triệu đồng. Vậy để trả lời cho câu hỏi “xklđ nước nào lương cao nhất?” chính là Canada.
Đi xuất khẩu nước nào lương cao nhất? Canada
Xem thêm: Xuất khẩu lao động Canada nhiều chương trình hấp dẫn 2024
Úc nằm trong Top 10 nước xuất khẩu lao động lương cao ở nhiều ngành nghề như kế toán, kiểm toán, tài chính ngân hàng, du lịch, quản lý khách sạn nhà hàng, đầu bếp, nông nghiệp, luật sư, kiến trúc sư, công nghệ thông tin,…
Do nguồn nhân lực bị thiếu hụt nghiêm trọng, các doanh nghiệp Úc bắt buộc phải tìm kiếm nguồn lao động nước ngoài. Ngoài những yêu cầu riêng do công ty đưa ra, người lao động muốn xuất khẩu lao động đi Úc cần đáp ứng được các điều kiện sau:
Những thông tin trên do người lao động cung cấp sẽ được cơ quan chuyên môn của Úc kiểm tra và đánh giá. Đối với lao động tay nghề phổ thông, Hội đồng công nhận tay nghề Liên bang sẽ kiểm tra trình độ. Đối với lao động trình độ cao, Học viện Kỹ thuật Liên bang sẽ kiểm tra về ngoại ngữ, kỹ năng tay nghề, kinh nghiệm làm việc,…
Làm việc ở nước nào lương cao? Mức thu nhập của người lao động tại Úc khá cao so với mức lương làm việc tại Việt Nam. Thông thường, mức lương cơ bản mà người lao động nhận được khoảng 42.000 – 100.000 AUD/năm tùy thuộc vào ngành nghề, trình độ.
Như vậy, người lao động có thể tiết kiệm được 600 – 700 triệu đồng/năm. Đây là mức thu nhập khá cao so với số vốn bỏ ra ban đầu để sang Úc lao động 180 – 200 triệu đồng.
Người lao động có cơ hội nhận được mức lương cao khi làm việc tại Úc
Singapore được ví như một con rồng của châu Á với nền kinh tế mở rộng đa lĩnh vực có tốc độ phát triển cao. Mức thu nhập bình quân trên đầu người một năm của Singapore cao thứ 3 trên thế giới và gấp 30 lần mức thu nhập ở Việt Nam.
Nên đi xuất khẩu nước nào? Điều kiện đi xuất khẩu lao động Singapore không quá khắt khe như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Bạn chỉ cần đáp ứng những yêu cầu dưới đây là có thể sang Singapore lao động.
Tùy từng đơn hàng và công việc người lao động xuất khẩu Singapore sẽ được chi trả mức lương khác nhau. Bình quân mức thu nhập một tháng của một người lao động tại Singapore từ 12.000 SGD đến 15.000 SGD tương đương với 19 – 24 triệu đồng/ tháng. Nếu người lao động làm thêm giờ hoặc được tăng lương thưởng mỗi tháng, mức lương có thể lên tới 35 triệu đồng.
Ba Lan là thị trường lao động mới cho người lao động Việt với mức thu nhập cao tới 1.000 Euro/ tháng tương đương với 24 triệu đồng. Nếu làm thêm từ 2 – 4 mỗi ngày hoặc làm thêm cuối tuần, bạn sẽ nhận được 150% – 300% lương cơ bản. Theo đó, mức thu nhập của bạn có thể lên tới 25 – 50 triệu đồng/ tháng.
Ba Lan là thị trường lao động mới cho người lao động Việt
Các công ty, doanh nghiệp New Zealand thường đến Việt Nam tìm kiếm nguồn lao động các ngành nghề như thợ làm bánh, đầu bếp, thợ điện, kỹ sư cơ khí, kỹ sư xây dựng, thợ hàn, thợ sửa chữa và lắp ráp ô tô,… với mức thu nhập hấp dẫn 2.500 USD/tháng tương đương với 40 triệu đồng. Thời gian làm việc tại New Zealand là 8h/ngày, 6 ngày/tuần. Nếu người lao động làm thêm giờ sẽ được trả 150% lương cơ bản hàng ngày và 300% lương nếu làm việc vào ngày lễ. Tổng thu nhập bạn có thể nhận được một tháng có thể lên tới 50 triệu – 60 triệu đồng.
Thị trường lao động ở Đức rất đa dạng về ngành nghề nên với mỗi vị trí công việc nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các điều kiện khác nhau. Bên cạnh đó người lao động cũng cần đáp ứng những yêu cầu chung dưới đây:
Sau khi xuất khẩu lao động Đức thành công, người lao động có cơ hội nhận được mức thu nhập từ 2.500 – 3.000 Euro 1 tháng tương đương với 50 – 60 triệu đồng, chưa kể tiền tăng ca, thưởng và các phụ cấp khác.
Mỗi năm có hơn nghìn người lao động Việt Nam sang Rumani lao động, chủ yếu làm việc các ngành xây dựng, may công nghiệp, thực phẩm, giúp việc và thợ mộc. Mức thu nhập trung bình của một người lao động tại Rumani dao động từ 650 – 1.000 USD/tháng tương đương 14 – 22 triệu đồng. Nếu người lao động có tay nghề cao hoặc làm thêm giờ, tăng lương, thưởng, phụ cấp thì mức thu nhập có thể lên tới 30 – 40 triệu đồng/ tháng.
Một số ngành nghề như may mặc, công nhân xây dựng sẽ có thêm yêu cầu về khả năng chịu được áp lực công việc, sức khỏe tốt, sẵn sàng tăng ca khi công ty yêu cầu.
Romania nằm trong danh sách các nước xuất khẩu lao động lương cao
Với trường hợp không có đủ điều kiện tài chính để chi trả cho những đơn hàng lao động có mức phí cao như Canada, Úc, người lao động có thể lựa chọn chương trình lao động xuất khẩu tại Malaysia. Bạn chỉ cần bỏ ra 25 – 40 triệu đồng là có thể đến Malaysia làm việc.
Do tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng nên các công ty tuyển dụng ở Malaysia đưa ra điều kiện khá dễ dàng. Người lao động chỉ cần đáp ứng những tiêu chí dưới đây là có thể tới Malaysia làm việc.
Thông thường, mức lương tối thiểu của người lao động làm việc tại Malaysia là 900 RM/tháng tương đương khoảng 6.500.000 VNĐ. Nếu tính thêm tăng ca, thưởng, phụ cấp hàng tháng, mức thu nhập có thể lên tới 1.237 – 1800 RM/tháng tương đương 8.500.000 – 14.000.000 VNĐ. Như vậy một năm bạn có thể thu về 100 – 150 triệu đồng, gấp 4 lần so với chi phí ban đầu bỏ ra.
Không chỉ có việc làm ổn định, mức thu nhập cao, người lao động tại Malaysia còn được hưởng các quyền lợi theo quy định như: tính 150% lương làm thêm ngày thường, 300% lương làm thêm ngày lễ, đóng bảo hiểm y tế, tăng lương, thưởng, phụ cấp hàng tháng,…
Algeria là một trong 10 quốc gia xuất khẩu lao động lương cao nhưng lại có mức phí khá thấp, chỉ khoảng 2.000 USD cho một đơn hàng làm việc 2 năm. Với người lao động không có đủ điều kiện tài chính sẽ được công ty hỗ trợ vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp.
Các ngành nghề tuyển dụng chủ yếu ở Algeria về xây dựng, lái xe, cơ khí, điện nước nên thích hợp với lao động nam hơn. Điều kiện để ứng tuyển lao động Algeria khá đơn giản, bạn chỉ cần đạt các tiêu chí sau:
Công ty tuyển dụng sẽ ưu tiên những người lao động đã có kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài các vị trí công việc tương đương. Đặc biệt là người lao động đã từng làm việc tại hai khu vực Bắc và Nam Phi.
Làm việc tại Algeria, người lao động có mức thu nhập bình quân một tháng từ 600 – 1.000 USD. Nếu tính cả tiền làm thêm giờ mức lương có thể lên tới 1.000 – 1.3000 USD/tháng. Mức lương cao hay thấp tùy thuộc vào ngành nghề, vị trí công việc như:
Thời gian làm việc của người lao động tại Algeria là 10h/ ngày, 6 ngày/ tuần và được nghỉ lễ theo quy định của luật lao động.
Lựa chọn đi làm việc tại Algeria có phải quyết định đúng đắn? Tham khảo ngay bài viết này tại đây
Dubai là một trong những tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE. Hiện nay, số lượng người lao động sang thị trường Dubai làm việc ngày càng tăng, tập trung chủ yếu ở các ngành nghề như đóng tàu, xây dựng, cơ khí, nhà hàng, spa làm đẹp, siêu thị,… Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện để xuất khẩu lao động Dubai khá đơn giản, chi phí rẻ, thu nhập cao.
Mức thu nhập bình quân một tháng của người lao động phổ thông tại Dubai từ 500 – 650 USD, người lao động tay nghề cao 900 – 1.000 USA. Ngoài ra, người lao động còn được làm việc trong môi trường an toàn, điều khiển máy móc thiết bị hiện đại và được đóng bảo hiểm lao động hàng năm. Xem chi tiết tại đây
Trên đây là Top 10 nước xuất khẩu lao động lương cao, chế độ làm việc hấp dẫn, chi phí rẻ. Bạn có thể căn cứ vào bài viết xuất khẩu lao động nước nào lương cao để lựa chọn thị trường lao động với mình. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy gọi ngay ANB Việt Nam để được tư vấn chi tiết, hoàn toàn miễn phí bạn nhé!
Trên đây là toàn bộ những thông tin về xuất khẩu lao động Canada mà ANB Việt Nam muốn gửi đến bạn đọc. Bạn nên cân nhắc tìm hiểu kỹ những chương trình và chi phí đi xuất khẩu lao động Canada. Bên canh đó, cần tìm những công ty uy tín chất lượng để làm hồ sơ và dịch vụ đi xuất khẩu lao động Canada. Chúc các bạn thành công!
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam vừa loan báo dừng tuyển chọn xuất khẩu lao động đi Hàn Quốc đối với cư dân ở bốn tỉnh miền bắc Việt Nam do chính quyền Hàn Quốc siết chặt quy chế cấp thị thực sau khi xảy ra tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp, bỏ ra ngoài khi chưa hết hạn hợp đồng hoặc hết hạn không về nước.
Chương trình xuất khẩu lao động đối với cư dân tại 8 quận, huyện thuộc 4 tỉnh Hà Tĩnh, Hải Dương, Nghệ An, Thanh Hóa bị tạm dừng vì lý do nêu trên, trang VietNamNet dẫn lời ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TB&XH cho biết hôm 24/8.
“Chỉ vì lợi ích cá nhân, những người lao động bất chấp phá bỏ hợp đồng rồi cư trú bất hợp pháp ở lại Hàn Quốc, việc này không chỉ làm ảnh hưởng đến hợp tác chung của giữa Việt Nam - Hàn Quốc mà còn những người lao động khác tại địa phương” ông Liêm nói.
Được biết những địa phương này có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên và tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 27% trở lên ở các huyện.
Việc đình chỉ này dựa trên các quy định trong Bản ghi nhớ về Hệ thống Cấp phép Việc làm (EPS) được ký kết giữa Việt Nam và Hàn Quốc năm 2008, theo đó Hàn Quốc đồng ý tiếp nhận lao động nhập cư từ các nước Đông Nam Á.
Chính phủ Việt Nam vào ngày 8/7 năm nay đã ban hành một nghị quyết chính thức áp dụng chính sách được áp dụng thí điểm từ năm 2020, theo đó người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS phải trả một khoản tiền đặt cọc 100 triệu đồng (4.290 đôla) và người lao động được vay tín chấp cho khoảng ký quỹ này.
Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp đưa người lao động bất hợp pháp về nước cũng như những người lao động nhập cư khác theo hợp đồng của họ.
Theo Cục Lao động Ngoài nước của bộ này, chỉ tiêu tuyển dụng của chương trình EPS cho năm 2022 là 59.000, tăng 7.000 so với năm 2021.
Hiện có 28.000 lao động Việt Nam tại Hàn Quốc theo diện EPS, và từ đầu chương trình này đến nay đã có hơn 110.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc.