Đánh Giá Thực Trạng Giáo Dục Nghề Nghiệp Hiện Nay

Đánh Giá Thực Trạng Giáo Dục Nghề Nghiệp Hiện Nay

Theo đó, năm học 2023-2024, là năm học đầu tiên Sở GD&ĐT Hải Phòng triển khai dạy môn tiếng Hàn Quốc trong trường học là môn ngoại ngữ 1 và ngoại ngữ 2.

Việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên có những yêu cầu nào?

Căn cứ Điều 9 Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:

Theo quy định trên, yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên là khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ. Và dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.

Đồng thời việc đánh giá phải căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định này và có các minh chứng xác thực, phù hợp.

Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên (Hình từ Internet)

Hải Phòng phát triển mạnh khu công nghiệp

Ngành công nghiệp Hải Phòng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp công nghệ cao, giữ vai trò chủ lực trong nền kinh tế địa phương. Hải Phòng khẳng định vị thế là một trung tâm công nghiệp lớn với sức cạnh tranh cao so với cả nước. Hạ tầng khu kinh tế và khu công nghiệp của thành phố được đầu tư phát triển nhanh chóng, đồng bộ và hiện đại.

Khu công nghiệp của Hải Phòng được đầu tư phát triển đồng bộ và hiện đại

Theo báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội của Tổng cục Thống kê, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) của Hải Phòng ước tăng 15,24% và đứng đầu các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, quý II/2024, chỉ số IIP của Hải Phòng tăng trên 17%. Từ đầu năm 2024 đến nay, Hải Phòng thu hút 1,5 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Đặc biệt, Hải Phòng đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào các lĩnh vực chế tạo và sản xuất có giá trị kinh tế cao, sử dụng công nghệ hiện đại. Nổi bật trong số đó là Tập đoàn LG (Hàn Quốc) với khoản đầu tư trên 6 tỷ USD và Tập đoàn Vingroup với nhà máy sản xuất ô tô VinFast, với tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD. Những dự án bđs công nghiệp này không chỉ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu ngành công nghiệp của thành phố mà còn góp phần đưa Hải Phòng trở thành một trong những trung tâm công nghiệp hàng đầu của cả nước. Trong bối cảnh đó, nhu cầu về nguồn nhân lực cũng ngày một tăng cao.

Việc xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên được quy định thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT về xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:

Như vậy, khi xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên thì giáo việc đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt khi có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí về phát triển chuyên môn nghiệp vụ đạt mức tốt.

Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá khi có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí về phát triển chuyên môn nghiệp vụ đạt mức khá trở lên.

Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên. Và chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên khi có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

Với sự phát mạnh mẽ của các khu công nghiệp, nhu cầu về nguồn nhân lực trong khu công nghiệp chất lượng cao trong khu công nghiệp đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nắm bắt được xu thế đó, TP. Hải Phòng đã triển khai nhiều chính sách và chương trình đào tạo nhân lực nhằm nâng cao chất lượng lao động.

Nhu cầu về nhân lực trong khu công nghiệp tại Hải Phòng

Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng khu công nghiệp kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực tăng cao. Đặc biệt, các ngành công nghệ đặc thù cần nhân lực có tay nghề cao và khả năng chuyên môn đáp ứng được nhu cầu công việc.

Theo Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng, trong khoảng nửa đầu tháng 3/2024 nhu cầu tuyển dụng lao động tại các khu công nghiệp Hải Phòng vẫn tiếp tục tăng, gấp hơn 2 lần so với tháng 2. Trong đó, có ngành may, sản xuất linh kiện điện tử, lao động phổ thông…

Cụ thể, đợt 1 tháng 3/2024, tại các khu công nghiệp, khu kinh tế của 30 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thêm 3.572 lao động. Trong đợt tuyển dụng này, phần lớn các doanh nghiệp cần lao động phổ thông (chiếm 2.830/3.572 lao động), như cầu nhân sự cần có chuyên môn kỹ thuật bậc trung là 550 vị trí. Ngoài ra, số lượng vị trí tuyển cho nhà quản lý và chuyên môn kĩ thuật bậc cao là gần 200 lao động.

Nhu cầu về nhân lực trong khu công nghiệp tiếp tục tăng cao

Đặc biệt, theo ước tính của Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng thì nhu cầu sử dụng lao động tiếp tục tăng với mức tăng bình quân gần 16% trong các dự án khu công nghiệp. Nhu cầu về nguồn nhân lực trong khu công nghiệp liên tục tăng là do số lượng nhà đầu tư đến Hải Phòng ngày càng nhiều. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Định hướng phát triển nhân lực trong khu công nghiệp của Hải Phòng.

Một trong những lợi thế nổi bật của Hải Phòng khi thu hút đầu tư là dân số trẻ với tỷ lệ người lao động trong độ tuổi làm việc cao. Nguồn nhân lực này không chỉ phong phú về số lượng mà còn đa dạng về chuyên môn, đáp ứng được nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau như chế biến chế tạo, công nghệ thông tin, logistics, và dịch vụ.

Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, Hải Phòng đã triển khai các chỉ đạo và định hướng nhằm tăng cường xây dựng các chương trình đào tạo theo năng lực thực hành nghề, dựa trên các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia hoặc theo yêu cầu thị trường lao động.

Hải Phòng chú trọng vào hoạt động đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động

Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo cho lao động nông thôn cũng được thành phố đặc biệt chú trọng, với việc bố trí kinh phí cho các chương trình này. Đến nay, hàng trăm nghìn lao động nông thôn đã được đào tạo ở các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng. Kết quả của công tác đào tạo nghề đã góp phần chuyển đổi một bộ phận lao động từ nông nghiệp sang làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhiều lao động nông nghiệp đã đủ trình độ và năng lực để tham gia vào các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ

Định hướng trong thời gian tới, Hải Phòng đang nỗ lực thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng: phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ, đồng thời thu hút lao động từ các tỉnh khác.

Cụ thể, một số giải pháp được đưa ra để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ như sau:

Cải thiện cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN): Hải Phòng đang hoàn thiện việc sắp xếp các cơ sở GDNN công lập để làm cơ sở cho việc hoàn thiện Dự án Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN thành phố, với định hướng đến năm 2030.

Đổi mới giáo dục nghề nghiệp: Thành phố tiếp tục thực hiện việc đổi mới căn bản và toàn diện GDNN theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.

Đào tạo và bồi dưỡng lao động: Tổ chức các chương trình đào tạo, đào tạo lại cho người lao động, đồng thời đẩy mạnh tuyển sinh và mở rộng đào tạo theo các chương trình chất lượng cao và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

Khuyến khích đầu tư nước ngoài: Đẩy mạnh xã hội hóa GDNN và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và thành lập các cơ sở GDNN trên địa bàn thành phố.

Phân luồng học sinh vào GDNN: Phối hợp thực hiện mục tiêu phân luồng học sinh bậc phổ thông vào học GDNN, gắn liền với nhu cầu thị trường lao động thông qua công tác truyền thông, tư vấn và tuyển sinh.

Nhân lực trong khu công nghiệp tại Hải Phòng không chỉ dồi dào mà còn được đào tạo bài bản, phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài. Sự kết hợp giữa nguồn nhân lực trẻ, năng động và hệ thống giáo dục phát triển đã tạo nên một môi trường thuận lợi, giúp Hải Phòng khẳng định vị thế của mình trên bản đồ đầu tư công nghiệp của Việt Nam.

Từ khóa: nhân lực trong khu công nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo có vai trò rất quan trọng, góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động sư phạm và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Các thầy, cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng để mọi thế hệ học trò noi theo và để làm tròn sứ mệnh cao cả “trồng người”, mỗi nhà giáo phải luôn tu dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để xứng đáng với sự tôn vinh và niềm tin yêu của xã hội. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào ngành sư phạm.

Ở Việt Nam, nghề giáo luôn được xã hội trân trọng, tôn vinh là “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Người dạy học được gọi là thầy giáo, cô giáo và được coi là “kỹ sư tâm hồn”, không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách làm người, hình thành và phát triển nhân cách người học. Xã hội càng tôn trọng nghề dạy học càng đòi hỏi rất cao năng lực và phẩm chất đạo đức của nhà giáo. Do tính chất đặc biệt của nhà giáo nên xã hội luôn mong muốn và yêu cầu cao về đạo đức nghề nghiệp của họ.

Nhà giáo được xã hội tôn vinh bởi sứ mệnh trồng người cao cả. Các nhà tư tưởng, nhà giáo dục lớn xưa và nay đều đánh giá rất cao vai trò của nhà giáo đối với sự nghiệp giáo dục, phát triển xã hội. Luôn coi trọng phẩm chất đạo đức của nhà giáo, coi đó là thành tố cơ bản, nền tảng trong nhân cách nhà giáo. Ở phương Đông cổ đại, Nho giáo coi mối quan hệ thầy trò là một trong ba mối quan hệ then chốt của xã hội: quân - thần, sư - đệ, phụ - tử và yêu cầu “thầy ra thầy”, “trò ra trò”. Triết gia Hy Lạp cổ đại Platon cho rằng: người thợ giày tồi thì quốc gia không quá lo lắm, dân chúng sẽ phải xỏ những đôi giày xấu. Nhưng người thầy mà dốt nát, vô luân thì đất nước sẽ xuất hiện những người kém cỏi xấu xa. Nghề dạy học lấy con người làm đối tượng để tác động, làm biến đổi và phát triển nhận thức, tư tưởng, tình cảm của người học. Các giá trị văn hóa của nhân loại qua bàn tay của người thầy được kết tinh và truyền thụ cho các thế hệ kế tiếp để đào tạo ra những con người có phẩm chất, năng lực phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Thành quả của quá trình lao động sư phạm là đào tạo ra những con người mới với nhân cách hoàn chỉnh. Đạt được mục tiêu đó, vai trò của nhà giáo rất quan trọng, họ vừa là người thiết kế, vừa là người thi công trong quá trình dạy học. Đạo đức của họ là tấm gương sống để người học noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ là một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú phải là người tốt”(1).

Ph.Ăngghen khi bàn về đạo đức nghề nghiệp đã viết: “Trong thực tế, mỗi giai cấp và ngay cả mỗi nghề nghiệp đều có đạo đức riêng của mình”(2). Trong lao động sản xuất, trong hoạt động nghề nghiệp cần có những quy tắc, chuẩn mực đạo đức cùng với pháp luật để điều chỉnh hoạt động của các thành viên. Theo đó, đạo đức nghề nghiệp là những quy tắc, chuẩn mực phản ánh mối quan hệ giữa con người với công việc, con người với con người nhằm điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của những người hoạt động trong một lĩnh vực nghề nghiệp dựa trên sức mạnh của dư luận xã hội và lương tâm của mỗi người nhằm đáp ứng với đòi hỏi đặc thù do tính chất, đặc điểm nghề nghiệp đặt ra. Do đặc trưng nghề nghiệp khác nhau nên bên cạnh những chuẩn mực đạo đức chung, mỗi nghề nghiệp lại có những quy tắc, chuẩn mực đạo đức đặc trưng, nhất là những hoạt động nghề nghiệp có tính chất chuyên môn hóa cao. Những nghề nghiệp liên quan đến con người càng cần những yêu cầu về đạo đức cao hơn. Chẳng hạn như nghề y - nghề trị bệnh cứu người đòi hỏi đạo đức của người thầy thuốc phải là “Lương y như từ mẫu”. Đối với nghề giáo cũng vậy, đạo đức nghề nghiệp của người thầy luôn phải được đề cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: đối với người Việt Nam nói riêng, người phương Đông nói chung, một tấm gương sáng còn hơn trăm bài diễn thuyết. Hoạt động dạy học được tiến hành bằng nhiều phương thức, trong đó có một phương thức rất đặc biệt là lấy nhân cách tác động đến nhân cách, dùng nhân cách người thầy để cảm hóa học trò. Do vậy, nhà giáo phải là tấm gương mẫu mực, luôn nêu gương về đạo đức để những giá trị tốt đẹp của người thầy được nhân lên trở thành phổ biến ở người học. Đạo đức của họ gắn với đặc trưng của nghề dạy học mang tính mô phạm, chuẩn hóa rất cao, vừa dạy người, vừa dạy chữ, dạy nghề.

Đạo đức nghề nghiệp là nền tảng trong nhân cách nhà giáo. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của họ được duy trì thành nền nếp trong nhà trường dựa trên hệ thống các khuôn phép, quy tắc đạo đức nhằm định hướng, điều chỉnh nhận thức, đánh giá thái độ, hành vi của nhà giáo phù hợp với yêu cầu mô phạm của nghề dạy học. Với nghề dạy học, người dạy muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ phải luôn tinh thông về nghề nghiệp, tiêu biểu về tri thức khoa học, tư tưởng chính trị, văn hóa, đạo đức, lối sống. Như vậy, đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo không phải là thành tố biệt lập mà có quan hệ mật thiết với các thành tố khác trong nhân cách của nhà giáo luôn gắn bó hữu cơ với năng lực, tài nghệ sư phạm của nhà giáo.

Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cao nhất của nhà giáo là yêu nghề, yêu người. Những năm 60 của thế kỷ trước, Trường Bắc Lý ở nước ta đã vang lên thông điệp: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Thông điệp này đã nói lên chiều sâu về phẩm chất đạo đức của nhà giáo, có phẩm chất này nhà giáo sẽ có các phẩm chất cao quý nhất của đạo làm thầy. Tình yêu nghề, yêu người của nhà giáo càng sâu sắc thì càng tác động mạnh mẽ đến người học, trở thành những tấm gương cho người học noi theo và là một thành tố quan trọng để quá trình giáo dục đạt kết quả cao. Nội dung cốt lõi của chuẩn mực đạo đức này là sự toàn tâm, toàn ý với người học và nghề dạy học. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng quyết tâm dạy thật tốt, có ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên, miệt mài với từng bài giảng, thường xuyên đúc rút kinh nghiệm và vận dụng sáng tạo trong hoạt động sư phạm, như Bác Hồ nói: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”.

Tình yêu nghề của nhà giáo còn thể hiện ở niềm tin sư phạm sâu sắc, tôn trọng, yêu mến, nhân ái, độ lượng, bao dung người học. Nhà giáo biết vui với cái vui, cái thành đạt của người học, song cũng biết buồn với cái buồn, cái thất bại của người học. Khi người học tiến bộ, nhà giáo cảm thấy phấn khởi, song khi người học làm điều sai thì người dạy cũng phải thấy trong đó có phần lỗi của mình, không vội trách người học mà trước hết bản thân mình phải có sự day dứt. Đây là động lực giúp nhà giáo vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức, sư phạm và tu dưỡng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. Coi sự nghiệp trồng người mà mình được tham gia là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của nhà giáo.

Trong thời đại kinh tế tri thức, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin truyền thông đang đặt ra yêu cầu phải đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Sự đổi mới này trước hết phải bắt đầu từ đội ngũ nhà giáo. Nhà giáo giờ đây phải miệt mài lao động để cô đọng hệ thống kiến thức, đảm bảo những kiến thức này là cơ bản nhất, hiện đại nhất, hữu ích nhất cho người học. Họ vừa phải biết giảng giải cho người học, vừa phải biết thiết kế bài học, hướng dẫn người học thi công, vừa phải biết dẫn dắt để người học lĩnh hội, giác ngộ, vừa phải biết đưa người học thành người hợp tác, cộng tác với thầy giáo, cô giáo, với bạn để tìm ra chân lý và thực hành chân lý một cách sáng tạo theo những kiến thức đã được tiếp nhận. Nhiệm vụ này rất nặng nề, nhưng nhà giáo không phải là thợ giảng mà phải là nhà giáo dục để hoàn thiện nhân cách người học. Ở đó, đạo đức nghề nghiệp là nền tảng, động lực để nhà giáo hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật”(3).

Nghề dạy học là một nghề lao động đặc biệt, đòi hỏi phải đầu tư thời gian và công sức nhiều, nhưng không phải là nghề có thu nhập cao. Trong nền kinh tế thị trường, việc trả công cho các ngành nghề được tính theo hao phí sức lao động và hiệu quả làm việc. Giữa các nghề có sự cạnh tranh trong việc thu hút nguồn nhân lực. Nghề nào có thu nhập cao hơn sẽ thu hút nguồn nhân lực có chất lượng hơn. Trong những năm vừa qua, mặc dù ngành giáo dục đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, nhưng đời sống của nhà giáo vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhất là đối với các nhà giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 vừa qua, nhiều trường sư phạm có điểm trúng tuyển rất thấp. Ngành sư phạm chưa thu hút được nhân tài có nguyên nhân quan trọng là chế độ đãi ngộ với nhà giáo còn kém hấp dẫn.

Với truyền thống hiếu học và tinh thần “tôn sư trọng đạo”, người thầy và nghề dạy học ở nước ta luôn được tôn vinh. Trong thực tế có rất nhiều tấm gương các nhà giáo hết lòng yêu nghề. Họ đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục và được rất nhiều thế hệ học trò kính trọng. Có rất nhiều thầy, cô giáo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa đã vượt qua rất nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần để cống hiến công sức, trí tuệ cho sự nghiệp “trồng người” vẻ vang. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua ngành giáo dục và xã hội không khỏi đau lòng trước hiện tượng có những giáo viên thiếu chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp như bạo hành, lăng mạ học sinh, nhất là những vụ việc bạo hành trẻ em ở một số trường mầm non. Thiếu gương mẫu trong lời nói, việc làm, đánh giá không khách quan người học… Những hiện tượng này tuy chỉ là “con sâu bỏ rầu nồi canh”, nhưng dễ tạo nên bức xúc và phản cảm trong xã hội. Những sự việc này nếu không được nhìn nhận thấu đáo, khách quan sẽ dẫn đến đánh giá quy chụp nghề giáo và đội ngũ giáo viên hiện nay.

Để nhà giáo và đạo đức nghề nghiệp của họ được tôn vinh cần phải có những giải pháp cơ bản. Trước hết, cần tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đối với đội ngũ nhà giáo hiện nay. Gắn hoạt động này với các phong trào, cuộc vận động trong ngành giáo dục và việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Kịp thời chỉnh đốn, uốn nắn, xử lý nghiêm những sai phạm của một số giáo viên vi phạm tư cách và đạo đức nhà giáo. Những biện pháp này cần được thực hiện thường xuyên, lâu dài và thực chất để xây dựng hình ảnh nhà giáo mẫu mực, làm gương sáng cho học trò noi theo.

Thực hiện giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Quốc sách ở đây không phải là lý thuyết hay khẩu hiệu mà phải biến thành chính sách và hành động thực tế. Do đó, cần nắm bắt, giải quyết tốt nguyện vọng và các lợi ích chính đáng, thiết thực của đội ngũ nhà giáo, để kịp thời động viên họ yên tâm công tác, ra sức học tập, phấn đấu trau dồi hơn nữa chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Quan tâm thực hiện tốt chế độ ưu đãi, khen thưởng, đảm bảo điều kiện làm việc, sinh hoạt đối với nhà giáo, nhất là những nhà giáo có trình độ, có học hàm, học vị cao, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Mặt khác, khi xem xét, giải quyết và bảo đảm các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo phải thực sự dân chủ, công khai, công bằng, kịp thời, chính xác. Kiên quyết đấu tranh, lên án và khắc phục kịp thời mọi biểu hiện vi phạm trong thực hiện các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục đối với các nhà giáo.

Để xứng đáng với sứ mệnh vẻ vang và cao cả trong sự nghiệp trồng người, xứng đáng với sự tôn vinh và niềm tin yêu của xã hội, bản thân mỗi nhà giáo phải luôn có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vị thế của nghề sư phạm, trọng trách cao cả của họ trong xã hội. Tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống để mỗi nhà giáo thực sự là những tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức cho học sinh noi theo. Bởi lẽ, sự tôn vinh, kính trọng đối với nhà giáo không chỉ ở kiến thức uyên thâm hay ở tài nghệ sư phạm mà quan trọng hơn cả là ở sự mô phạm về phẩm chất đạo đức, lòng yêu nghề, yêu trò và sự mẫu mực trong lối sống, ở giá trị cao cả và trong sáng của nhân cách nhà giáo. Sự rèn luyện, phấn đấu này là thường xuyên, liên tục: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”(4). Mặt khác, đội ngũ nhà giáo phải không ngừng học tập và tự học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, phải luôn tìm tòi, sáng tạo và đổi mới trong nghiên cứu, giảng dạy. Những thói quen theo kiểu lối mòn, nếp cũ không còn phù hợp cần được thay đổi, không được bằng lòng hay thoả mãn với trình độ hiện có của mình. Không được có thái độ coi thường, hạ thấp và xem nhẹ vấn đề học tập và tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, năng lực quản lý. Thực hiện nghiêm các quy định về chuẩn mực đạo đức nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định(5), cũng như các quy định của pháp luật cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, nhà giáo phải luôn làm mới chính mình bằng những tri thức mới, những thông tin mới, bài giảng mới. Cần thuyết phục người học bằng chính sự uyên bác về kiến thức, trình độ chuyên môn và trí tuệ của mình. Các thầy, cô giáo cần có thái độ kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những nhận thức, hành vi không đúng, những biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín, phẩm giá, tư cách của nhà giáo.

Các thầy, cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng về đạo đức để người học noi theo. Đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo có vai trò rất quan trọng, góp phần quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động sư phạm và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của đất nước. Mỗi nhà giáo phải luôn rèn luyện đạo đức nghề nghiệp để xứng đáng với sự tôn vinh và niềm tin yêu của xã hội.

ThS. Nguyễn Đình Dương  - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng  --------------------------

Ghi chú: (1) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, H.2011, tr.77 - 78. (2) C.Mác - Ph.Ăngghen, toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, H.1995, tr.425. (3) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 15, Nxb CTQG, H.2011, tr.507.  (4) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 11, Nxb CTQG, H.2011, tr.612. (5) Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đạo đức nhà giáo.