Các Mặt Hàng Xuất Khẩu Của Eu Sang Việt Nam

Các Mặt Hàng Xuất Khẩu Của Eu Sang Việt Nam

Sau ảnh hưởng của đại dịch Covid, sức mua của thế giới đang phục hồi, dẫn đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngày càng gia tăng. Dù vậy, nhiều chuyên gia lưu ý, đây là thị trường “khó tính” với quy định khắt khe về thủ tục hải quan và bảo vệ sức khỏe người dùng. Do đó, để đảm bảo điều kiện được EU đặt ra, doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị xuất khẩu uy tín, điển hình như 3W Logistics.

Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện

Trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng 3 đạt 3,69 tỉ USD, tăng 34,5% so với tháng trước; đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2020 đạt 9,08 tỉ USD tăng 28,7% so với cùng kì năm 2019.

Trong ba tháng đầu năm, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Trung Quốc đạt 2,58 tỉ USD, tăng mạnh 45,9% so với cùng kì năm trước; sang thị trường EU (28 nước) đạt 1,17 tỉ USD, giảm 5,4%; sang Mỹ đạt gần 1,96 tỉ USD, tăng gấp hơn 2 lần; sang Hong Kong đạt 686 triệu USD, tăng 24,5%; sang Hàn Quốc đạt 628 triệu USD, giảm 12%…

Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 3 đạt 2,34 tỉ USD, tăng 4,7% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2020 đạt 7,03 tỉ USD, giảm 1,4% so với cùng kì năm trước.

Trong quý I, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 3,3 tỉ USD, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kì năm trước và chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; đứng thứ hai là Nhật Bản với 914 triệu USD, tăng 2%; EU (28 nước) đứng thứ ba với 806 triệu USD, giảm 6,1%…

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác

Xuất khẩu nhóm hàng này tháng 3/2020 đạt 1,96 tỉ USD, tăng 18,9% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 3 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 5,1 tỉ USD, tăng 28,2% so với cùng kì năm trước.

Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong ba tháng đầu năm 2020 chủ yếu gồm Mỹ với 1,6 tỉ USD, tăng mạnh 65,2%; sang EU (28 nước) đạt trị giá 843 triệu USD, tăng 37,8%; Hàn Quốc với gần 500 triệu USD, tăng 50,5% so với cùng thời gian năm 2019; Nhật Bản với 495 triệu USD tăng 10%…

Mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đóng vai trò chủ lực đối với nền kinh tế quốc gia. Tính đến quý III/2021, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện đang tăng trưởng tích cực, bất chấp vấn đề thiếu nguồn cung cấp tại Châu Âu. Cụ thể, tổng trị giá đạt được 4,8 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.

Tại quốc gia thành viên như Hà Lan, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử cùng với linh kiện các loại đã gia tăng đáng kể (1,2 tỷ USD, tăng 187 lần so với cùng kỳ năm 2020, chỉ 6,6 triệu USD). Trong khi đó, ở Slovakia đạt 764,5 triệu USD, tăng 47,2% và cộng hòa Séc đạt 131 triệu USD, tăng 109,3%.

Bình quân trong năm 2021, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng hơn 20%

Điện thoại các loại và linh kiện

Tháng 3/2020 xuất khẩu của mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt trị giá 5,32 tỉ USD, tăng 9,2% so với tháng trước; đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong quí I/2020 đạt 12,88 tỉ USD, tăng 6,2% so với cùng kì năm 2019.

Lũy kế ba tháng đầu năm, xuất khẩu nhóm hàng này sang EU (28 nước) đạt 2,95 tỉ USD, giảm 13,4%; xuất khẩu sang Mỹ đạt trị giá 2,67 tỉ USD, tăng 1,1%; sang Trung Quốc đạt 1,98 tỉ USD, tăng gấp 3,87 lần; sang Hàn Quốc đạt 1,23 tỉ USD, giảm 1,4%… so với cùng kì năm trước.

Mặt hàng máy tính, linh kiện và sản phẩm điện tử.

Mặt hàng máy tính, linh kiện và sản phẩm điện tử là các mặt hàng không thể thiếu trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Trong 10 tháng của năm 2022, xuất khẩu máy tính và sản phẩm điện tử sang thị trường EU đạt trên 5,43 tỷ USD, tăng 12,96% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 11,65% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Một số chủng loại máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện xuất khẩu sang EU đạt kim ngạch cao gồm có: Màn hình các loại; Máy in, máy photocopy và linh kiện; Máy tính xách tay, máy tính bảng; Bộ nhớ; Bộ vi xử lý; Thiết bị âm thanh; Máy scan, máy quét; Card các loại và linh kiện; Thiết bị chuyển đổi tín hiệu; Đi ốt - thiết bị bán dẫn; Ổ đĩa vi tính…

EU hiện là thị trường xuất khẩu máy móc thiết bị lớn nhất của nước ta. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong đó có máy móc, thiết bị đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Trong 10 tháng năm 2022, xuất khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam sang EU đạt hơn 4,05 tỷ USD, tăng 46,83% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm tỷ trọng tới 10,62% trong tổng xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị sang thị trường này cả năm 2022 đạt khoảng 4,86 tỷ USD, tăng mạnh 76,2% so với năm 2021.

Trong khối thị trường này, Hà Lan là thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị lớn nhất của nước ta đạt hơn 1,63 tỷ USD trong 10 tháng năm 2022, tăng mạnh 61,99% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 34,62% tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị sang EU. Tiếp đến là Đức với kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng năm 2022 đạt hơn 1,34 tỷ USD, tăng 62,5% so với cùng kỳ năm trước; chiếm 28,49% tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị sang EU.

Để các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU thuận lợi, các doanh nghiệp cũng cần hợp tác với doanh nghiệp vận chuyển uy tín. InterLOG tự hào là doanh nghiệp với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics và giao nhận vận tải hàng hóa. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm sẽ sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến dịch vụ với quý khách hàng.

Liên hệ ngay với InterLOG để được tư vấn và báo giá chi tiết: TẠI ĐÂY

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng thời gian tới, nếu Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) được phía EU phê chuẩn thì chắc chắn quan hệ thương mại giữa hai bên sẽ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Liên minh châu Âu (EU) coi việc Việt Nam vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng đầu của khối này trong ASEAN là một “minh chứng sống động” cho thành công của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).

Đây là khẳng định của Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) kiêm Cao ủy Thương mại EU Valdis Dombrovskis tại Phiên họp lần thứ ba của Ủy ban thương mại EVFTA diễn ra sáng 1/12 tại thủ đô Brussels của Bỉ.

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, phiên họp được tiến hành dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên và ông Valdis Dombrovskis.

Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp có đại diện của các bộ Công Thương, Ngoại giao, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông vận tải, Công an và Y tế.

Tại phiên họp, hai bên đã rà soát toàn diện tình hình thực thi Hiệp định trong các lĩnh vực liên quan đến thương mại hàng hóa, các biện pháp kiểm dịch động, thực vật, thương mại và phát triển bền vững… cũng như thảo luận về định hướng xử lý, hợp tác triển khai đối với các vấn đề hai bên cùng quan tâm.

Đây là phiên họp trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, sau các lần họp trực tuyến trước đó do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

EVFTA là một trong những hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đầu tiên của Việt Nam và cũng là hiệp định FTA thế hệ mới đầu tiên mà EU ký với một nước đang phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nên được cả hai bên rất quan tâm trong quá trình thực thi.

Ngoài ra, mốc 3 năm lại là giai đoạn đặc biệt quan trọng, vì phần lớn các nghĩa vụ đều được thực thi trong giai đoạn này.

Xuất-nhập khẩu giữa Việt Nam và EU trong giai đoạn 2012-2022 có xu hướng mở rộng quy mô và đối tác, với tốc độ tăng trưởng trung bình xuất khẩu đạt 10,5%/năm và nhập khẩu đạt 6,4%/năm.

Trong suốt thời gian qua, EU đánh giá cao việc Việt Nam đã thực thi nghiêm túc nhiều nghĩa vụ mới, đặc biệt là trong việc thành lập Nhóm tư vấn trong nước (DAG) về phát triển bền vững, ban hành Bộ luật Lao động sửa đổi, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi…

Những thành công của Việt Nam cũng đã khích lệ nhiều nước khác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiến hành thảo luận với EU về khả năng đàm phán FTA song phương để thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư của EU với khu vực.

Tại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis dẫn số liệu của EU cho biết xuất khẩu của Việt Nam sang EU đang cao hơn 4 lần xuất khẩu của EU sang Việt Nam.

Vì thế, ông Dombrovskis đề nghị Việt Nam tiếp tục các nỗ lực nhằm tạo sự cân bằng thương mại giữa hai bên, thông qua việc chú trọng các lĩnh vực lao động-công đoàn, dược phẩm, đăng kiểm ôtô nhập khẩu từ EU và phê duyệt nông sản nhập khẩu từ EU...

Về phần mình, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh tiến trình thực thi thành công Hiệp định EVFTA trong 3 năm đầu tiên.

Bộ trưởng cho rằng trong thời gian tới, nếu Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) được phía EU phê chuẩn thì chắc chắn quan hệ thương mại giữa hai bên sẽ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Việt Nam khẳng định sẽ thực thi nghiêm túc các cam kết trong EVFTA, đặc biệt trong các lĩnh vực EU quan tâm.

Bên cạnh các nội dung song phương, hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề đa phương như hợp tác khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và công tác chuẩn bị cho Hội nghị bộ trưởng WTO lần thứ 13 (MC13), dự kiến diễn ra tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vào tháng 2/2024.

Theo thứ tự luân phiên, trong năm 2024, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức phiên họp Ủy ban thương mại lần thứ tư và các phiên họp của các Ủy ban chuyên môn liên quan của Hiệp định EVFTA.

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Brussels, bà Mariella Cantagalli, chuyên viên cao cấp Tổng vụ thương mại EC, đánh giá cuộc họp đã diễn ra mang tính xây dựng và một lần nữa là minh chứng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa EU và Việt Nam.

Theo bà, hiệp định EVFTA rất tích cực đối với cả hai bên và đây là hiệp định có đầy đủ khả năng thúc đẩy trao đổi thương mại giữa 27 quốc gia EU và các doanh nghiệp châu Âu với các doanh nghiệp Việt Nam.

Sau 3 năm thực thi EVFTA, theo số liệu của EU, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sáng EU đã tăng gần 50%, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại đứng đầu trong số các nước ASESAN.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, các mặt hàng nông nghiệp như gạo, hạt điều, hạt tiêu, cao su có mức tăng nhiều nhất.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu của EU sang Việt Nam cũng tăng hơn 40%, chủ yếu là các mặt hàng như máy móc, phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sữa và các sản phẩm từ sữa, bánh kẹo…/.

Theo Tổng cục Hải quan, đến nay có 11 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD. 2 nhóm hàng lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện. Tiếp đó là rau quả; thủy sản; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; xơ, sợi…