Trụ sở: Lô E2, Khu Đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
Giá nhà ở Mỹ 2023 là bao nhiêu?
Theo thống kê từ Hiệp hội Môi giới Quốc gia Mỹ, giá nhà trung bình ở Mỹ là 350.000 USD trở lên. Giá nhà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa lý, diện tích, luật tiểu ban, luật liên ban và các quy định về chuyển nhượng tài sản.
Việc sở hữu nhà ở tại Mỹ khá dễ dàng bởi thị trường bất động sản Hoa Kỳ không cấm lệnh đầu tư vào thị trường địa ốc cho cả cá nhân và doanh nghiệp.
Như đã nói ở trên, giá nhà ở Mỹ chênh lệch vào từng vị trí khác nhau, nghĩa là các khu vực trung tâm, thành phố lớn sẽ có giá nhà cao hơn so với vùng ngoại ô. Điển hình như khu vực đắt đỏ bật nhất nước Mỹ là New York có mức giá trung bình khoảng 26.640 USD/m2.
Nếu mới bắt đầu định cư ở Mỹ và tài chính phải chăng thì bạn có thể lựa chọn các thành phố tại Mỹ có giá nhà rẻ như Cruz, San Jose, Hawaii,…
Sau đây là giá nhà ở một số thành phố lớn của nước Mỹ để bạn tham khảo:
Giá nhà ở các thành phố ngoại ô tại Mỹ thường thấp hơn so với giá nhà ở trung tâm thành phố. Tuy nhiên, giá nhà ở các thành phố ngoại ô vẫn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như khu vực, diện tích, thị trường bất động sản. Dưới đây là một số giá tham khảo trung bình của nhà ở các thành phố ngoại ô tại Mỹ:
Bên cạnh đó, thuế nhà đất và mục đích mua nhà cũng khiến giá nhà ở Mỹ có sự chênh lệch. Đối với những người mua nhà ở Mỹ với mục đích đầu tư kinh doanh thì thuế nhà đất sẽ cao hơn so với nhà mua để sinh sống.
Giá thuê nhà tại Mỹ là bao nhiêu?
Giá thuê nhà ở Mỹ trung bình khoảng 1.500 – 1.700 USD/tháng. Giá thuê này sẽ có sự chênh lệch phụ thuộc vào khu vực mà bạn sinh sống, loại hình bất động sản mà bạn lựa chọn.
Nếu thuê nhà ở trung tâm thành phố thì mức giá trên chỉ đủ để bạn thuê một căn nhà nhỏ với tiện ích cơ bản nhưng nếu thuê ở vùng ngoại ô thì bạn sẽ có được căn nhà rộng rãi và đầy đủ tiện ích.
Đối với những khu vực đắt đỏ như tiểu bang Columbia thì giá thuê nhà 1 phòng ngủ là 3.000 USD/tháng, ở tiểu bang California thì giá thuê trung bình là 2.800 USD/tháng và Maryland là 2.500 USD/tháng.
Đối với những tiểu bang như Nam Dakota, New Mexico sẽ có giá thuê nhà trung bình là 700 USD/tháng. Khu vực Bắc Dakota hay tiểu bang Wyoming sẽ có giá thuê mỗi tháng là 650 USD.
Nếu bạn lựa chọn sinh sống tại các thành phố lớn bậc nhất nước Mỹ như New York hay San Francisco thì chi phí thuê nhà ở Mỹ là 3.500 – 4.000 USD mỗi tháng. Ở Los Angeles hay Boston thì chi phí thuê nhà sẽ thấp hơn một chút là 2.500 USD mỗi tháng.
Đối với những người mới lần đầu đặt chân đến Hoa Kỳ, còn nhiều bỡ ngỡ thì lời khuyên là nên thuê nhà ở Mỹ với chi phí phù hợp để có thể hòa nhập với cuộc sống nơi đây. Việc thuê nhà giúp bạn có thể tiết kiệm ngân sách trong một khoảng thời gian tại Mỹ.
Sau khi bản thân hòa nhập với cuộc sống ở Mỹ từ 1 – 2 năm và cảm thấy cần một ngôi nhà để định cư lâu dài thì bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn mua nhà ở Mỹ. Đồng thời, việc mua nhà còn phụ thuộc vào các yếu tố như tài chính, khoảng cách địa lý từ nhà ở đến trường học, đi làm,…
Có nhiều người cho rằng giá nhà ở Mỹ thuê hằng tháng và chi phí mua nhà ngang nhau thì tại sao không mua nhà để sống. Tuy nhiên, khi sang một cuộc gia mới thì việc tìm hiểu cuộc sống tại đây vô cùng quan trọng. Bạn nên sống thử để lựa chọn được tiểu bang sinh sống tốt nhất cho mình và gia đình.
Nếu mua nhà ở Mỹ với mục đích đầu tư, bạn nên lựa chọn những khu vực đông dân cư thì khả năng sinh lời sẽ cao hơn. Nhà mua để đầu tư có thể mua đi bán lại hoặc cho thuê tùy theo mục đích của chủ sở hữu.
Bài viết trên đây đã tổng hợp giá thuê và giá nhà ở Mỹ để bạn có thể tham khảo và lựa chọn. Hy vọng thông tin mà TH Immigration chia sẻ trên đây mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích, đồng thời lựa chọn được khu vực thuê/mua nhà phù hợp với tài chính của mình.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 7h sáng nay (5/9), vị trí tâm bão số 3 Yagi trên vùng biển phía bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 520km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167 – 183km/h), giật trên cấp 17. Những giờ qua, bão vẫn di chuyển chậm theo hướng tây với tốc độ khoảng 10km/h.
Như vậy, 2 ngày qua, bão số 3 đã tăng 7 cấp từ khi vào Biển Đông. Các chuyên gia nhận định, cường độ có thể tăng lên thành siêu bão cấp 16, giật trên cấp 17 trong hôm nay trên vùng biển phía bắc khu vực Bắc Biển Đông, nhanh hơn so với những nhận định trước đó. Đây có thể được coi là thời gian bão đạt cường độ cực đại.
Dự báo đến 7h sáng mai (6/9), vị trí tâm bão cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 190km về phía đông, cách Quảng Ninh khoảng 590km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão vẫn duy trì cường độ cấp 16, giật trên cấp 17; di chuyển theo hướng tây tây bắc với tốc độ 10 – 15km/h.
Sau khi đi qua đảo Hải Nam, do ma sát với địa hình, bão sẽ giảm cấp, không còn là siêu bão. Tuy nhiên, khi đi vào vùng biển Vịnh Bắc Bộ, bão vẫn duy trì cường độ rất mạnh cấp 13 – 14, giật cấp 17, do điều kiện mặt biển ấm.
Dự báo, khoảng đêm mai, bão vào Vịnh Bắc Bộ và bắt đầu tác động đến đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Đến 7h sáng 7/9, vị trí tâm bão trên khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ, cách Quảng Ninh khoảng 190km về phía đông đông nam; giữ nguyên hướng di chuyển với 15 – 20km/h và suy yếu dần.
Dự báo tác động của bão số 3 (bão YAGI)
Trên biển: Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 11 – 13, vùng gần tâm bão đi qua cấp 14 – 16, giật trên cấp 17; biển động dữ dội.
Từ đêm 06/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) có gió mạnh dần lên cấp 8 – 9, sau tăng lên cấp 10 – 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13 – 14, giật cấp 17; biển động dữ dội.
Trên đất liền: Từ gần sáng ngày 07/9, vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6 – 7, sau tăng lên cấp 8 – 9, vùng gần tâm bão cấp 10 – 12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 – 8, giật cấp 9 – 11.
Sóng biển: Vùng biển khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 7,0 – 9,0m, vùng gần tâm bão 10,0 – 12,0m. Biển động dữ dội.
Từ đêm 06/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) sóng cao 2,0 – 4,0m, sau tăng lên 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão đi qua 6,0 – 8,0m.
Từ gần sáng ngày 07/9, vùng biển ven bờ các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sóng cao 2,0 – 3,0m, sau tăng lên 2,0 – 4,0m, vùng gần tâm bão 3,0 – 5,0m.
Nước dâng do bão, nguy cơ ngập lụt vùng ven biển: Ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa tới Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5 – 1,8m: Quảng Ninh từ 1,5 – 1,8m; Hải Phòng và Thái Bình từ 1,2 – 1,5m; Nam Định và Ninh Bình từ 0,8 – 1,2m; Thanh Hóa: 0,5 – 1,0m.
Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng do bão.
Từ đêm 06/9 đến sáng 09/9, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 100 – 300mm, có nơi trên 500mm.
Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Dông, lốc xoáy: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh cả trước và trong khi bão đổ bộ.