Bài Hát Chèo Về Mùng 8 Tháng 3

Bài Hát Chèo Về Mùng 8 Tháng 3

Thêm bài hát vào playlist thành công

Giải Âm nhạc lớp 6 trang 8 Nghe bài hát Tháng năm học trò - Kết nối tri thức

Với soạn, giải bài tập Âm nhạc lớp 6 Nghe bài hát Tháng năm học trò sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Âm nhạc 6.

1. Nghe bài hát: Tháng năm học trò

2. Em hãy chọn một trong hai hoạt động sau:

a. Hãy viết 3 – 5 câu chia sẻ cảm nghĩ của em về mái trường, thầy cô sau khi nghe bài hát Tháng năm học trò. (SGK trang 8)

Mái trường thân yêu và các thầy cô giáo là một phần thân thương trong mỗi chúng em – những cô cậu học sinh vẫn đang ngày ngày đến lớp. Mái trường cho chúng em nhiều kỉ niệm khó quên, những tiếng cười giải lao giòn giã, những cảm xúc hồi hộp khó tả, đan xen nỗi lo lắng khi mùa thi cận kề… Còn các thầy cô giáo đáng kính, tuyệt vời làm sao khi chúng em may mắn được gặp các thầy cô - người đưa đò tri thức tận tụy, người truyền cảm hứng học tập không ngừng, và còn là người luôn ở bên lắng nghe tâm tư, nỗi buồn của học sinh chúng em. Có lẽ chúng em sẽ chẳng bao giờ quên những ngày tháng tươi đẹp cùng thầy cô dưới mái trường này.

b. Qua bài hát trong chủ đề 1, hãy vẽ bức tranh về thầy cô và bạn bè

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Âm nhạc lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Âm nhạc lớp 6 hay nhất - Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Âm nhạc 6 bộ sách Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác

Ngay khi xuất hiện trong tập 2, cậu bé đến từ Bắc Ninh đã trở thành “hiện tượng” gây sốt với hóa thân ngọt ngào nhân vật Thị Mầu lả lơi trong trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa. Càng tiến sâu vào các vòng trong, Đức Vĩnh càng tỏa sáng và chứng tỏ em còn có thể hát chầu văn, hát tuồng rất nhập tâm. Liên tục trong 2 vòng thi kế tiếp, Đức Vĩnh vẫn chọn thể hiện những vai nữ nhưng không hề bị lặp lại “một màu” mà luôn tạo cho người xem những cảm xúc khác nhau.

Với Cô đôi Thượng Ngàn, Đức Vĩnh không chỉ hát chầu văn mà còn bộc lộ năng khiếu diễn khi tái hiện nghi thức hầu đồng với những động tác múa dẻo dai. Với Xúy Vân giả dại, khán giả không thể nào quên tiếng cười và ánh mắt điên dại rất xuất thần của cô “Xúy Vân nhí”. Còn với màn trình diễn quyết định Ông già cõng vợ đi xem hội - tác phẩm kinh điển của nghệ thuật hát tuồng Việt Nam, Đức Vĩnh hoàn toàn thuyết phục cả giám khảo và người xem khi diễn xuất sắc cả vai ông lão và người vợ trẻ, đổi giọng nam nữ liên tục và đặc biệt là khả năng diễn xuất thần nhân vật qua ánh mắt. Không hề được đào tạo, chỉ thể hiện ca kịch miền Bắc bởi niềm đam mê, Đức Vĩnh đã khiến NSƯT Thành Lộc phải xin phép khán giả dùng những ngoa ngôn “thần đồng” và “thiên tài” để khen ngợi em.

Cậu bé Nguyễn Đức Vĩnh trình diễn vở tuồng Ông già cõng vợ đi xem hội trong đêm chung kết xếp hạng. (Ảnh do VTV cung cấp)

Cháy bỏng đam mê trên sân khấu thi tài nhưng ở đời thường, Đức Vĩnh vẫn là cậu bé ngây thơ đang tuổi ăn tuổi nghịch, luôn quấn quýt bên mẹ và đặc biệt là rất mê xem nghệ thuật sân khấu truyền thống trên tivi, nhất là hát chèo. Không những vậy, chị Thanh Nghĩa, mẹ của Vĩnh, cho biết em còn hát quan họ rất “ngọt”. Với chèo thì cậu bé yêu thích những nhân vật đào lệch, đào pha như Thị Mầu, Xúy Vân… nhưng với quan họ, Vĩnh lại là một “liền anh” nam tính, chững chạc.

Đức Vĩnh là con út trong gia đình làm nghề nông không khá giả và gia cảnh hiện tại tương đối khó khăn khi bố em thường xuyên đau bệnh, mẹ Vĩnh là lao động chính quán xuyến mọi chuyện trong gia đình. Gia đình Vĩnh cũng không có ai làm nghệ thuật, ngoại trừ mẹ sinh ra ở vùng đất quan họ nên có thể hát được vài làn điệu quan họ. Những gì Vĩnh biết về hát chèo là do quan sát, học qua băng đĩa và các đoạn phim đăng tải trên internet chứ không có bất cứ sự trợ giúp, hướng dẫn nào khác. Mỗi khi Vĩnh thích tiết mục và vai diễn nào, mẹ sẽ góp ý giúp con trai chỉnh sửa lại những động tác múa tay và nhún chân cho phù hợp.

Đến với Tìm kiếm tài năng Việt mùa thứ 3, Đức Vĩnh hồn nhiên thổ lộ em đi thi “để được đi chơi ở những nơi đẹp nhất Sài Gòn và được gặp những nghệ sĩ tài danh như chú Thành Lộc, chú Hoài Linh”. Còn với chị Nghĩa, đưa con trai đi thi đơn giản chỉ để con được thỏa mãn phần nào niềm đam mê chứ không ngờ con trai sẽ thành công đến vậy. Vì thế, trong khoảnh khắc được xướng tên quán quân, Đức Vĩnh đã xúc động khóc ngay trên sân khấu, còn chị cũng không cầm được nước mắt sung sướng cho đến khi nói về con trai trong buổi họp báo sau đêm gala.

Khi được hỏi về số tiền thưởng 400 triệu đồng, cậu bé suy nghĩ rồi nhỏ nhẹ nói: “Con sẽ đem về nhà để đóng tiền cho 4 chị em đi học và giúp đỡ những người tàn tật, nghèo khổ”. Ít ai biết Đức Vĩnh còn có 3 người chị gái, trong đó chị cả từng học đại học nhưng phải xin nghỉ giữa chừng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Thế nên tâm sự của cậu bé khiến ai nghe cũng xúc động.

Ngay sau cuộc thi, Đức Vĩnh cùng mẹ lập tức trở về quê ở Bắc Ninh để tiếp tục cuộc sống thường ngày và quan trọng là để Vĩnh kịp bổ sung bài vở, chuẩn bị kỳ thi cuối năm học do đã nghỉ học ở trường một thời gian. Chị Nghĩa cũng chưa nghĩ đến việc cho con đi học ở trường đào tạo nghệ thuật hay đi diễn ở xa vì Vĩnh còn quá nhỏ, đi đâu cũng phải có mẹ theo cùng, hơn nữa chị là lao động chính trong gia đình nên không thể bỏ mặc công việc đồng áng.