135 Chùa Thông Sơn Tây

135 Chùa Thông Sơn Tây

BẾP VIỆT.VN THỊ XÃ SƠN TÂY - HÀ NỘI là cửa hàng thứ 17 trong hệ thống cửa hàng Bếp Việt.VN, là cửa hàng trưng bày các dòng sản phẩm cao cấp của các thương hiệu sản xuất thiết bị nhà bếp hàng đầu như Cata, Hafele, Teka, Apelson, Bosch, Dann, Chefs, Canzy, Faster,...

UBND HUYỆN SƠN TÂY TỈNH QUẢNG NGÃI

© 2013 Chùa Linh Son - Austin & Leander, TX

Biết đến Vietrend Travel qua chương trình “Team Building” của Công ty. Lần này với tour đi Thái Lan, mình khá hài lòng với Vietrend Travel từ lúc đón tiếp khách đặt tour, nhận vé, chương trình tour được đi đúng và đủ chương trình, khách sạn, ăn uống cũng được gia đình mình đánh giá rất cao về thái độ phục vụ cũng như chất lượng từ Vietrend Travel.Riêng 2 hướng dẫn viên của Vietrend Travel và hướng dẫn viên địa phương đều rất dễ thương, vui vẻ, hòa đồng, chu đáo với thành viên trong đoàn.Xin chân thành cám ơn!

Ngày 31/08/2016, Thượng tọa Thích Chân Tính đã đến miền nam California để tiếp tục hành trình hoằng pháp tại Hoa Kỳ.

Sáng ngày 01/09/2016, Thượng tọa cùng quý thiện tín Phật tử tham quan các thắng cảnh tâm linh tại miền nam California như đền thờ của người Ấn Độ, chùa Tây Lai do Hòa thượng Tinh Vân ở Đài Loan sáng lập.

Chùa Tây Lai Phật Quang Sơn (Fo Guang Shan Hsi Lai Temple) rộng 15 mẫu Anh, tọa lạc trên mảnh đất phía Nam vùng đồi núi Hacienda Heights, Los Angeles, California, Hoa Kỳ. Danh từ "Tây Lai" được dùng với chủ ý giao lưu văn hóa Đông Tây. Chùa được kiến trúc theo kiểu truyền thống Phật giáo Trung Quốc. Các tòa kiến trúc chính gồm có : Cổng Tam quan, Đại Hùng Bảo Điện (chánh điện), Ngũ Thánh Điện, Thiền Đường, Ngũ Quan Đường (phòng ăn), phòng triển lãm nghệ thuật Phật Quang Duyên, Hoài Ân Đường (phòng thờ vong), Hội Đường (phòng họp Quốc tế), Pháp Đường (giảng đường), Hải Hội Đường và Hương Vân Đường (phòng họp và phòng hội thảo), Khách Đường, Trường Phật Quang Tây Lai, Trích Thủy phường (phòng trà), hiệu sách Phật Quang, Trung tâm phiên dịch Quốc tế Phật Quang Sơn và Nhà xuất bản Phật Quang Hoa Kỳ...

Tối cùng ngày, Thượng tọa Thích Chân Tính đã có buổi chia sẻ pháp thoại tại chùa Phật Tổ, vùng Long Beach, California. Thượng tọa đã nhắc lại lời Phật dạy trong kinh Tăng Chi Bộ về “Năm sự tổn thất”như sau:

Có thể nói, tổn thất là thuộc tính cơ bản của đời sống. Những gì ta đang có hôm nay sẽ rời bỏ chúng ta ra đi bất cứ lúc nào. Người ta thường an ủi nhau của đi thay người. Mất của thì có thể làm lại được. Nhưng người thân mất đi là tổn thất lớn, vì người chết không bao giờ sống lại và chúng ta mất các điểm tựa quan trọng trong đời. Bệnh tật, hoạn nạn đã cướp đi một phần sức khỏe và thân thể cũng là tổn thất lớn. Tuy vậy, những tổn thất này dù lớn nhưng chỉ ảnh hưởng trong đời này.

Theo tuệ giác của Thế Tôn, đánh mất nhân cách đạo đức (giới) và không nhận thức đúng đắn (tri kiến) mới là tổn thất lớn nhất. Do quan điểm sai lầm dẫn đến hành vi sai lầm, làm tác nhân dẫn đến sự đọa lạc vào ác thú, cõi dữ và địa ngục. Do vậy, người con Phật nhận thức sâu sắc lời Phật dạy, luôn thiết lập và duy trì nền tảng đạo đức bằng cách giữ gìn Năm giới. Quan trọng hơn phải kiện toàn nhận thức và quan điểm sống theo chánh kiến để thấy biết đúng chân lý, tin sâu nhân quả tội phước, làm lành tránh dữ, tương thân tương ái, chia sẻ khổ đau mất mát với mọi người.

Cuối buổi chia sẻ, Thượng tọa đã gửi tặng DVD phim truyện “Tìm Về Bến Giác” và sách “Vẫn Còn Hạnh Phúc” cho quý thiện tín Phật tử về thính pháp.

Thượng tọa Thích Chân Tính giảng pháp tại chùa Phật Tổ

Thông tin liên hệ : ☎️ Địa chỉ : Trung Liệt, Đống Đa, Hanoi, Vietnam

Hãy tham khảo những đánh giá về 290 Tây Sơn qua của các nền tảng xã hội :

Vùng đất Sơn Tây vào đời Lý là các châu Phong, Quốc Oai, châu Đăng; đời Trần là các lộ Tam Giang, Quốc Oai, Tam Đái. Đời Hậu Lê, niên hiệu Thuận Thiên là các lộ Quốc Oai Thượng, Trung, Hạ, thuộc Tây Đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đặt làm Quốc Oai thừa tuyên, năm thứ 10 đổi làm Sơn Tây thừa tuyên. Năm 1490 đổi là xứ Sơn Tây. Đời Hồng Thuận đổi là trấn, một trong Tứ trấn phía Tây kinh đô Thăng Long, nên còn gọi là trấn Đoài.

Năm 1831 gọi là tỉnh, gồm các phủ Quốc Oai (các huyện Đan Phượng, Thạch Thất), phủ Quảng Oai (các huyện Tiên Phong, Phúc Thọ, Tùng Thiện, Bất Bạt); phủ Vĩnh Tường (các huyện Yên Lãng, Yên Lạc, Bạch Hạc, Phù Ninh, Lập Thạch); phủ Lâm Thao (các huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Hoa Khuê, Hạ Hoa); phủ Đoan Hùng (huyện Hùng Quan, Tây Quan, Sơn Dương, Tam Dương).

Năm 1838, tách phủ Đoan Hùng thuộc về tỉnh Tuyên Quang. Năm 1890, trích lập tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1902, lập tỉnh Phúc Yên. Năm 1903, lập tỉnh Phúc Thọ. Sau đó được đổi tên thành tỉnh Sơn Tây.

Thời kỳ Pháp thuộc, tỉnh lỵ của tỉnh Sơn Tây được đổi thành thị xã Sơn Tây.

Năm 1965, 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp nhập lại thành tỉnh Hà Tây, khi đó Sơn Tây là một trong 2 thị xã của tỉnh Hà Tây.

Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V thông qua Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Thị xã Sơn Tây là một trong 3 thị xã thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.

Ngày 29/12/1978, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số huyện, thị xã, xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú vào thành phố Hà Nội. Theo đó, thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội gồm 3 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung và 2 xã Trung Hưng và Viên Sơn.

Ngày 2/6/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 101-HĐBT về việc phân vạch địa giới hành chính để mở rộng thị xã Sơn Tây trên cơ sở tách các xã Thanh Mỹ, Kim Sơn, Xuân Sơn, Trung Sơn Trầm, Đường Lâm, Sơn Đông, Cổ Đông của huyện Ba Vì chuyển sang. Thị xã Sơn Tây sau khi được mở rộng có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 3 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.

Ngày 14/03/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 42-HĐBT về việc chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường Sơn Lộc thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của xã Trung Hưng, xã Trung Sơn Trầm, xã Thanh Mỹ; phường Xuân Khanh thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội trên cơ sở trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của xã Xuân Sơn, xã Thanh Mỹ.

Sau khi điều chỉnh, thị xã Sơn Tây có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh; và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.

Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình. Theo đó, thị xã Sơn Tây lại thuộc tỉnh Hà Tây; thị xã Sơn Tây có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh; và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.

Ngày 9/11/2000, Chính phủ ra Nghị định số 66/2000/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường Phú Thịnh. Sau khi điều chỉnh, thị xã Sơn Tây có 15 đơn vị hành chính gồm 6 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Phú Thịnh; và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.

Ngày 2/8/2007, Chính phủ ra Nghị định số 130/2007/NĐ-CP, thành lập thành phố Sơn Tây trên cơ sở toàn bộ 11.346,85 ha diện tích và 181.831 nhân khẩu của thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Theo đó thành phố Sơn Tây gồm 6 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Phú Thịnh; và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.

Ngày 1/3/2008, Chính phủ ra Nghị định số 23/2008/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường Trung Hưng thuộc thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây trên sơ sở toàn bộ diện tích và nhân khẩu của xã Trung Hưng; phường Viên Sơn thuộc thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây trên sơ sở toàn bộ diện tích và nhân khẩu của xã Viên Sơn; phường Trung Sơn Trầm thuộc thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây trên cơ sở toàn bộ diện tích và nhân khẩu của xã Trung Sơn Trầm.